Cảnh sát Mỹ được yêu cầu không dùng vũ khí gây điếc để chống bạo động

LRAD là viết tắt của thiết bị tạo âm tầm xa. Nạn nhân bị tra tấn bởi âm thanh cường độ lớn tạo ra bởi LRAD có thể bị mất thính lực.

Theo Willamette Week, cảnh sát ở Portland, Oregon, Mỹ đã sử dụng LRAD, tên của một loại thiết bị tạo ra tiếng ồn ngoài sức chịu đựng của con người để giải tán các cuộc biểu tình vào ngày 5/6.

LRAD là viết tắt của thiết bị tạo âm tầm xa (Long Range Acoustic Device). Nó có thể phát ra một luồng âm thanh với mức độ tập trung và định hướng cao, tương tự như tia laser nhưng bằng âm thanh. Người ở trong khu vực ảnh hưởng của LRAD, nạn nhân sẽ bị tra tấn bởi âm thanh cường độ lớn, quá mức chịu đựng của thính giác. Nếu chịu tác động này liên tục, đối tượng có thể bị mất thính lực vĩnh viễn. Trước đây, việc sử dụng LRAD đã dẫn đến một vụ kiện liên bang.

 LRAD là viết tắt của thiết bị tạo âm tầm xa (Long Range Acoustic Device). Nó có thể phát ra một luồng âm thanh với mức độ tập trung và định hướng cao, tương tự như tia laser nhưng bằng âm thanh. Ảnh: Glassbeadian.

LRAD là viết tắt của thiết bị tạo âm tầm xa (Long Range Acoustic Device). Nó có thể phát ra một luồng âm thanh với mức độ tập trung và định hướng cao, tương tự như tia laser nhưng bằng âm thanh. Ảnh: Glassbeadian.

Trong cuộc họp hôm thứ 6, Chris David, Cục Cảnh sát Porland đã xác nhận thiết bị âm thanh tầm xa đã được sử dụng sau khi một xe phát sóng bị tấn công.

Hành động trên vấp phải chỉ trích gay gắt từ người dân. Tối cùng ngày, Ted Wheeler, Thị trưởng Porland đã tweet rằng ông đã yêu cầu các sĩ quan tại thành phố chỉ nên sử dụng LRAD để phát đi thông báo thay vì mở tần số cao để giải tán đám đông.

LRAD được phát triển ban đầu như một vũ khí quân sự để ngăn chặn các cuộc khủng bố. Các sở cảnh sát trên toàn nước Mỹ đều được trang bị loại vũ khí này từ năm 2004. LRAD có thể phát đi thông điệp trong phạm vi 600 mét, chủ yếu được sử dụng như một loa thông báo.

Tuy vậy, thiết bị này cũng được trang bị chức năng tấn công trực tiếp. Nó có khả năng phát ra âm thanh 150 dB. Trong khi đó, theo CDC Mỹ, tai người có thể bị tổn thương nếu nghe âm thanh trên 120 dB.

Những người không may đứng gần thiết bị này có thể bị điếc, đau nửa đầu, chóng mặt... Năm 2017, tòa án liên bang cho rằng việc sử dụng LRAD được xem như một cách vũ lực quá mức.

Cảnh sát Pittsburgh, Mỹ đã từng sử dụng LRAD để giải tán người biểu tình bên ngoài hội nghị G-20 năm 2009. Sau sự kiện Superbowl năm 2011, cảnh sát Pittsburgh cũng từng sử dụng hệ thống này.

LRAD có thể mang theo dạng cầm tay hoặc tích hợp vào các xe công vụ. Khi được bật, người dùng có thể gửi lệnh thoại từ nó cùng các âm thanh khó chịu khác. Các sóng phát ra có tần số 2.800 Hz, đạt tối đa 3.000 Hz.

Các phiên bản của LRAD như LRAD2000X có khả năng truyền sóng lên đến 162 dB. LRAD được sử dụng trong lĩnh vực dân sự tại các sân bay để đuổi chim.

Trọng Hưng
Theo Gizmodo

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/canh-sat-my-duoc-yeu-cau-khong-dung-vu-khi-gay-diec-de-chong-bao-dong-post1092922.html