Cầu 51 tỷ đồng không có đường dẫn

Cầu Trà Đình với tổng mức đầu tư theo phê duyệt là 51 tỷ đồng đã xong gần một năm. Tuy nhiên, công trình chưa đưa vào sử dụng vì thiếu đường dẫn.

 Dự án cầu Trà Đình bắc qua sông Bà Rén ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, Quảng Nam. Cầu có tổng mức đầu tư hơn 51,5 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng hơn 38 tỷ. Công trình dài 143, 8 m với 4 nhịp, mỗi nhịp 33 m.

Dự án cầu Trà Đình bắc qua sông Bà Rén ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, Quảng Nam. Cầu có tổng mức đầu tư hơn 51,5 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng hơn 38 tỷ. Công trình dài 143, 8 m với 4 nhịp, mỗi nhịp 33 m.

 Nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách tỉnh hỗ trợ 30 tỷ đồng, phần còn lại do ngân sách huyện Quế Sơn. Cầu giúp kết nối xã Quế Phú của huyện Quế Sơn và các xã Duy Thành, Duy Vinh của huyện Duy Xuyên nhằm phục vụ nhân dân đi lại, cứu hộ, cứu nạn và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách tỉnh hỗ trợ 30 tỷ đồng, phần còn lại do ngân sách huyện Quế Sơn. Cầu giúp kết nối xã Quế Phú của huyện Quế Sơn và các xã Duy Thành, Duy Vinh của huyện Duy Xuyên nhằm phục vụ nhân dân đi lại, cứu hộ, cứu nạn và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

 Cầu Trà Đình được xây dựng cuối năm 2017, đến tháng 6/2020 thì hoàn thành. Tuy nhiên, đến nay công trình vẫn chưa được đưa vào sử dụng vì thiếu đường dẫn. Để có thể đi lại, người dân phải sử dụng đường đất đắp tạm. Dốc cầu cao hơn 5 m khiến nhiều người gặp khó khăn khi di chuyển, nhiều trường hợp gặp tai nạn khi qua đây.

Cầu Trà Đình được xây dựng cuối năm 2017, đến tháng 6/2020 thì hoàn thành. Tuy nhiên, đến nay công trình vẫn chưa được đưa vào sử dụng vì thiếu đường dẫn. Để có thể đi lại, người dân phải sử dụng đường đất đắp tạm. Dốc cầu cao hơn 5 m khiến nhiều người gặp khó khăn khi di chuyển, nhiều trường hợp gặp tai nạn khi qua đây.

 Phần cầu và hệ thống thoát nước đã được xây dựng hoàn thiện nhưng hệ thống điện chưa hoàn thành. Để đảm bảo an toàn, người dân địa phương đã lắp đặt 2 bóng điện ở phần phía nam cầu để đi lại khi trời tối.

Phần cầu và hệ thống thoát nước đã được xây dựng hoàn thiện nhưng hệ thống điện chưa hoàn thành. Để đảm bảo an toàn, người dân địa phương đã lắp đặt 2 bóng điện ở phần phía nam cầu để đi lại khi trời tối.

 "Cầu Trà Đình hoàn thành chúng tôi rất vui mừng vì có thể rút ngắn quãng đường di chuyển sang huyện Duy Xuyên. Tuy nhiên, nghe người ở UBND xã nói là chưa có kinh phí nên việc xây đường dẫn không được. Nếu đi đường vòng thì hơn 10 km mới qua huyện Duy Xuyên, đi qua cầu thì nguy hiểm vì đường dẫn tạm rất cao và trơn trượt", ông Hiệp, người dân sống gần cầu, nói.

"Cầu Trà Đình hoàn thành chúng tôi rất vui mừng vì có thể rút ngắn quãng đường di chuyển sang huyện Duy Xuyên. Tuy nhiên, nghe người ở UBND xã nói là chưa có kinh phí nên việc xây đường dẫn không được. Nếu đi đường vòng thì hơn 10 km mới qua huyện Duy Xuyên, đi qua cầu thì nguy hiểm vì đường dẫn tạm rất cao và trơn trượt", ông Hiệp, người dân sống gần cầu, nói.

 Vất vả bóp thắng để xuống dốc cầu, bà Nguyễn Thị Tam (người địa phương) cho biết từng ngã xe và gãy chân vì qua cầu. "Tôi đã 3 lần té ngã khi lên xuống dốc cầu. Quá nguy hiểm khi chạy xe máy qua đây. Tôi mong việc làm đường dẫn sớm hoàn thiện để người dân tiện đi lại", bà Tam nói.

Vất vả bóp thắng để xuống dốc cầu, bà Nguyễn Thị Tam (người địa phương) cho biết từng ngã xe và gãy chân vì qua cầu. "Tôi đã 3 lần té ngã khi lên xuống dốc cầu. Quá nguy hiểm khi chạy xe máy qua đây. Tôi mong việc làm đường dẫn sớm hoàn thiện để người dân tiện đi lại", bà Tam nói.

 "Trong đợt mưa lũ cuối năm 2020, phần mố trụ cầu bị nước cuốn đi, gây xói lở, đơn vị thi công phải dùng xi măng đắp tạm vào. Không chỉ 2 bên mố trụ cầu mà cả đường dẫn tạm cũng bị sạt lở. Chúng tôi thấy không ổn khi cứ đi như vậy", ông Nguyễn Tấn Công, người địa phương, nói.

"Trong đợt mưa lũ cuối năm 2020, phần mố trụ cầu bị nước cuốn đi, gây xói lở, đơn vị thi công phải dùng xi măng đắp tạm vào. Không chỉ 2 bên mố trụ cầu mà cả đường dẫn tạm cũng bị sạt lở. Chúng tôi thấy không ổn khi cứ đi như vậy", ông Nguyễn Tấn Công, người địa phương, nói.

 Trao đổi với Zing, ông Triệu Ngọc Chi, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Quế Sơn, cho biết việc cầu Trà Đình chưa có đường dẫn vì thiếu vốn. "Trong phê duyệt dự án cầu Trà Đình có kinh phí đường dẫn, nhưng phần này là vốn đối ứng của huyện. Đến nay, huyện chưa có vốn nên chưa thể làm", ông Chi nói.

Trao đổi với Zing, ông Triệu Ngọc Chi, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Quế Sơn, cho biết việc cầu Trà Đình chưa có đường dẫn vì thiếu vốn. "Trong phê duyệt dự án cầu Trà Đình có kinh phí đường dẫn, nhưng phần này là vốn đối ứng của huyện. Đến nay, huyện chưa có vốn nên chưa thể làm", ông Chi nói.

 "Để có đường dẫn tạm cho người dân đi lại, chúng tôi đổ đất đá 2 bên, kéo dài đường dẫn, đồng thời đổ một lớp cát phối, đá dăm để tránh trơn trượt, tạo điều kiện cho người dân. Nhưng mùa mưa 2020 vừa qua, mưa lũ lớn làm hư hỏng một số vị trí", ông Chi nói.

"Để có đường dẫn tạm cho người dân đi lại, chúng tôi đổ đất đá 2 bên, kéo dài đường dẫn, đồng thời đổ một lớp cát phối, đá dăm để tránh trơn trượt, tạo điều kiện cho người dân. Nhưng mùa mưa 2020 vừa qua, mưa lũ lớn làm hư hỏng một số vị trí", ông Chi nói.

Thanh Đức

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/cau-51-ty-dong-khong-co-duong-dan-post1206029.html