Câu đố kinh điển đến dân IT cũng phải bó tay

Đây là câu đố thường được sử dụng trong các buổi phỏng vấn cho vị trí lập trình tại các công ty công nghệ.

 Câu đố này được dùng trong các phỏng vấn tuyển dụng kỹ sư IT. Ảnh: Pexels.

Câu đố này được dùng trong các phỏng vấn tuyển dụng kỹ sư IT. Ảnh: Pexels.

Câu đố này được PGS Brian Rabern tại Đại học Edinburgh (Scotland) gửi đến The Guardian để thử thách các độc giả. Câu hỏi cụ thể như sau:

Bạn đang bị mắc kẹt trong một đường hầm tối tăm dưới lòng đất. Bạn chỉ biết rằng đường hầm này được uốn cong vô tận theo một đường tròn, nhưng bạn sẽ không biết nó dài bao nhiêu.

Dọc theo bức tường của đường hầm là loạt công tắc được gắn với khoảng cách đều nhau. Đây là loại công tắc có nút bật lên xuống. Ngoài những chiếc công tắc này, đường hầm không có vật dụng nào khác và bạn sẽ không thể suy luận được gì về độ cong của đường tròn.

Tuy nhiên, bạn sẽ có bút chì, giấy và đèn để ghi lại các con số. Thử thách đặt ra cho bạn là làm thế nào để bạn đếm số lượng công tắc trong đường hầm?

Lưu ý, bạn sẽ không được phép đặt bất cứ món đồ nào xuống sàn để đánh dấu vị trí.

Trước đó, vào ngày 18/1, Tri thức - Znews giới thiệu câu đố của giáo sư Đại học Oxford.

Bạn sẽ cần giải câu đố này bằng cách làm ngược lại. Để biết triết gia 5 đề xuất điều gì, chúng ta sẽ cần phải biết triết gia 4 đề xuất điều gì vì đó sẽ là lựa chọn thay thế nếu mọi người bỏ phiếu phản đối đề xuất của triết gia 5.

 Câu đố triết gia sẽ khiến bạn đau đầu. Ảnh: PA.

Câu đố triết gia sẽ khiến bạn đau đầu. Ảnh: PA.

Do đó, chúng ta hãy bắt đầu với trường hợp dễ nhất là khi hội đồng chỉ có một triết gia, người đó sẽ là vua triết học. Trong trường hợp này, ông sẽ là triết gia có thứ hạng thấp nhất và có thể đề xuất hội đồng mới giống như hội đồng cũ và chỉ có ông là thành viên. Ông sẽ tự bỏ phiếu ủng hộ và kế hoạch được thông qua.

Nếu hội đồng có 2 triết gia, triết gia số 2 phải đề xuất một kế hoạch và kế hoạch đó phải được thông qua vì đó là cách duy nhất để có được 2 người.

Tuy nhiên, triết gia 1 sẽ không chấp thuận bất kỳ kế hoạch nào ngoại trừ kế hoạch để ông tham gia hội đồng một mình. Đó sẽ là điều ông có thể đạt được nếu kế hoạch của triết gia 2 bị bác bỏ.

Triết gia 2 sẽ chỉ bỏ phiếu thông qua kế hoạch một khi bà có mặt trong hội đồng. Vì vậy, dù đề xuất của triết gia 2 là gì, bà cũng bị từ chối và mọi chuyện sẽ kết thúc bằng việc hội đồng chỉ có triết gia 1.

Nếu hội đồng có 3 triết gia thì triết gia 3 - người cần 2 phiếu bầu - sẽ đề xuất hội đồng gồm 2 người, bao gồm ông chính là vua triết học và triết gia 2 sẽ là thành viên tiếp theo.

Điều này sẽ được triết gia 2 và 3 chấp nhận vì cả hai đều thích phương án này hơn. Hơn nữa, đây là cách sắp xếp tốt nhất cho triết gia 3 vì ông sẽ được phong làm vua triết học.

Trong trường hợp hội đồng có 4 triết gia thì triết gia 4 cần 3 phiếu bầu. Bà sẽ không nhận được phiếu từ triết gia 3 vì ông sẽ được lợi nếu kế hoạch của bà bị từ chối.

Tuy nhiên, triết gia 4 có thể nhận được sự đồng thuận cho một hội đồng gồm 3 thành viên bao gồm triết gia 2, bà và triết gia 1, theo đúng thứ tự này.

Sau đó, mỗi người trong số 3 người này sẽ tiếp tục bỏ phiếu vì họ được lợi từ cách này nhiều hơn. Hơn nữa, đây là điều tốt nhất dành cho triết gia 4 vì bà cần hội đồng gồm 3 thành viên, nhưng phải giúp triết gia 2 được lợi và triết gia 2 phải thành vua triết học.

Người xếp thứ hai sẽ là triết gia 2 và cuối cùng triết gia 1 xếp thứ ba, điều này sẽ tốt hơn những gì ông nhận được theo đề xuất của triết gia 3.

Cuối cùng là trường hợp hội đồng có 5 triết gia. Triết gia 5 cần 3 phiếu bầu và do đó người này sẽ đề xuất hội đồng quy mô 3 người. Ông sẽ đề xuất hội đồng gồm chính mình, triết gia 1 và triết gia 3, theo đúng thứ tự này.

Triết gia 5 rất thích đề xuất này vì như vậy ông có thể trở thành vua triết học, triết gia 1 cũng thích kế hoạch này hơn vì ông có thể xếp hạng 2 thay vì hạng 3 như triết gia 4 đề xuất trước đó. Triết gia 3 cũng thích kế hoạch này vì ông không hề có mặt trong hội đồng do triết gia 4 đề xuất.

Tóm lại, cách đề xuất hội đồng sẽ như sau:

Hội đồng một người: Triết gia 1 tự đề xuất.
Hội đồng 2 người: Đề xuất bị từ chối.
Hội đồng 3 người: Triết gia 3 đề xuất chính mình và triết gia 2.
Hội đồng 4 người: Triết gia 4 đề xuất triết gia 2, chính mình và triết gia 1.
Hội đồng 5 người: Triết gia 5 đề xuất chính mình, triết gia 1 và triết gia 3.

Thái An

Nguồn Znews: https://znews.vn/cau-do-kinh-dien-den-dan-it-cung-phai-bo-tay-post1455914.html