Cha mẹ 'giả nghèo' dạy con tiết kiệm: 10 năm sau phải bật khóc vì hối hận

Nhiều cha mẹ tin rằng dạy con tiết kiệm bằng cách 'đóng giả nghèo' sẽ giúp con trưởng thành, biết quý trọng đồng tiền. Nhưng họ không hiểu điều đó khiến con tổn thương đến nhường nào.

Dạy con tiết kiệm bằng cách nói dối: Bài học cay đắng của một gia đình khá giả

Gia đình họ Hoàng (Trung Quốc) vốn giàu có nhờ kinh doanh, nhưng lại lựa chọn cách nuôi dạy con rất khắt khe.

Cô con gái duy nhất, Đa Đa, được sinh ra khi bố mẹ ngoài 30 tuổi, nhưng thay vì nuông chiều, họ lại "giả nghèo giả khổ" để con học cách tiết kiệm.

Từ nhỏ, Đa Đa không có tiền tiêu vặt, một năm chỉ được mua quần áo hai lần, chưa từng sở hữu mỹ phẩm hay đồ dùng cá nhân mới.

Mẹ cô thường nói: "Nhà mình nghèo lắm, không có tiền mua mấy thứ đó".

Những gì bạn bè có, Đa Đa chỉ có thể đứng nhìn. Cô lớn lên trong sự thiệt thòi và luôn mang mặc cảm về hoàn cảnh "nghèo khó" mà cha mẹ dựng lên.

Dù gia đình sẵn sàng đầu tư cho việc học, giúp cô thi đỗ đại học danh tiếng, nhưng hậu quả về tâm lý không thể xóa nhòa.

Đa Đa sống hướng nội, nhút nhát, không dám giao tiếp, luôn cúi đầu khi trò chuyện với người khác.

Khi nhận ra con gái trưởng thành trong sự rụt rè và mặc cảm, vợ chồng họ Hoàng chỉ biết ôm mặt khóc vì hối hận: "Chúng tôi chỉ muốn con biết tiết kiệm, nào ngờ đã hủy hoại sự tự tin của con".

Khi nhận ra con gái trưởng thành trong sự rụt rè và mặc cảm, vợ chồng họ Hoàng chỉ biết ôm mặt khóc vì hối hận Ảnh minh họa

Khi nhận ra con gái trưởng thành trong sự rụt rè và mặc cảm, vợ chồng họ Hoàng chỉ biết ôm mặt khóc vì hối hận Ảnh minh họa

Khi "nghèo khổ" trở thành vỏ bọc khiến con mất niềm tin

Một trường hợp tương tự từng được chia sẻ trên chương trình "Chuyện tuổi Teen" (Trung Quốc). Cậu bé Yang Yuqi, học sinh trung học, đã bất ngờ đứng trên sân khấu để "tố cáo" mẹ mình.

"Từ nhỏ mẹ tôi đã luôn nói rằng nhà rất nghèo, đến cây bút cũng phải xin phép mới được mua. Tôi từng sợ rằng một ngày nào đó mình sẽ không có gì để ăn."

Mọi chuyện vỡ lở khi cha cậu bất ngờ mua ô tô. Khi cậu tưởng kinh tế gia đình đã khấm khá, thì mẹ lại lấp liếm: "Xe mua nhờ vé số trúng, chứ vẫn phải sống tiết kiệm".

Nhưng rồi cậu bé phát hiện: mẹ đi spa chăm sóc da mỗi ngày, bố ăn uống xa xỉ, còn cậu là người duy nhất phải sống trong cảnh kham khổ suốt bao năm trời.

"Có ai lừa con mình như mẹ không?" – câu hỏi đầy tổn thương của đứa trẻ khiến nhiều phụ huynh giật mình.

Người mẹ chỉ biết thanh minh rằng bà làm vậy vì từng được giáo dục như thế từ chính mẹ ruột. Nhưng sự tổn thương trong lòng con đã là điều không thể vãn hồi.

"Có ai lừa con mình như mẹ không?" – câu hỏi đầy tổn thương của đứa trẻ khiến nhiều phụ huynh giật mình. Ảnh minh họa

"Có ai lừa con mình như mẹ không?" – câu hỏi đầy tổn thương của đứa trẻ khiến nhiều phụ huynh giật mình. Ảnh minh họa

Khác biệt lớn nhất trong cách nuôi dạy con của cha mẹ giàu và nghèo

Theo các chuyên gia, sự khác biệt lớn nhất giữa cha mẹ giàu và nghèo không phải là tiền, mà là tư duy giáo dục và cách trao cơ hội cho con.

Một nghiên cứu của Trung tâm Pew (Mỹ) chỉ ra: trong các gia đình khá giả, cha mẹ quản lý con bằng lịch học, lịch chơi, đăng ký ngoại khóa, cùng con đọc sách và tạo môi trường phát triển toàn diện.

Ngược lại, các gia đình nghèo thường để con tự chơi, ít kiểm soát, chú trọng vào việc "biết nghe lời" hơn là phát triển kỹ năng tư duy hay phản biện.

Nhà xã hội học Annette Lareau (ĐH Pennsylvania) cũng chỉ rõ: cha mẹ trung lưu và giàu có thường coi con cái là "dự án đầu tư", tìm mọi cách phát triển tiềm năng.

Còn những bậc cha mẹ lao động thường tin vào "tự nhiên phát triển", dẫn đến việc thiếu định hướng, thiếu nguồn lực.

"Giả nghèo" không dạy con biết tiết kiệm, chỉ khiến con tự ti và tổn thương

Trong thời đại hiện đại, khi cuộc sống ngày càng áp lực, nhiều cha mẹ cho rằng cần dạy con tiết kiệm bằng mọi giá.

Nhưng thay vì tâm sự chân thật, nhiều người lại chọn cách nói dối: "Nhà mình nghèo lắm", "Không có tiền đâu", "Con đừng mơ tới thứ đó"…

Những lời này, lặp đi lặp lại suốt nhiều năm, in sâu vào tiềm thức trẻ như một niềm tin méo mó về giá trị bản thân.

Trẻ sẽ dần hình thành cảm giác tự ti khi so sánh với bạn bè, sống khép kín, dè dặt và thiếu khát vọng.

Thậm chí, có những em còn phát triển nỗi ám ảnh về tiền bạc, lo lắng thái quá cho tương lai. Khi lớn lên, không ít người cảm thấy bị lừa dối, xa cách với chính cha mẹ mình.

Thay vì tâm sự chân thật, nhiều người lại chọn cách nói dối: "Nhà mình nghèo lắm", "Không có tiền đâu", "Con đừng mơ tới thứ đó"… Những lời này, lặp đi lặp lại suốt nhiều năm, in sâu vào tiềm thức trẻ như một niềm tin méo mó về giá trị bản thân. Ảnh minh họa

Thay vì tâm sự chân thật, nhiều người lại chọn cách nói dối: "Nhà mình nghèo lắm", "Không có tiền đâu", "Con đừng mơ tới thứ đó"… Những lời này, lặp đi lặp lại suốt nhiều năm, in sâu vào tiềm thức trẻ như một niềm tin méo mó về giá trị bản thân. Ảnh minh họa

Nuôi dạy con không phải là "diễn kịch", mà là đồng hành bằng sự thấu hiểu

Dạy con sống tiết kiệm là điều cần thiết, nhưng cha mẹ cần có cách giáo dục phù hợp độ tuổi và tâm lý trẻ.

Thay vì dựng nên một "vỏ bọc nghèo khổ", hãy dạy con cách lập kế hoạch tài chính, phân biệt nhu cầu và mong muốn, hiểu giá trị của sức lao động.

Một đứa trẻ hiểu rõ hoàn cảnh thực tế của gia đình, được hướng dẫn cách sử dụng tiền hợp lý sẽ trưởng thành một cách khỏe mạnh cả về nhận thức lẫn tinh thần.

Ngược lại, nếu sống trong sự dối trá kéo dài, niềm tin của trẻ sẽ lung lay, và đó mới là "cái giá" đắt nhất mà cha mẹ phải trả.

Làm cha mẹ không phải là việc dễ dàng. Nhưng nếu lựa chọn giáo dục bằng cách che giấu sự thật, thì hậu quả có thể là một đứa trẻ sống cả tuổi thanh xuân trong mặc cảm và nghi ngờ.

Hãy đồng hành với con bằng sự chân thành, minh bạch và khôn ngoan vì chỉ có như vậy, trẻ mới lớn lên với đủ niềm tin và sự tự tin để vững bước vào đời.

Tường Vy (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/cha-me-gia-ngheo-day-con-tiet-kiem-10-nam-sau-phai-bat-khoc-vi-hoi-han-172250724104907.htm