Cháy nhà máy sản xuất nước trái cây ở Bangladesh, 52 người chết

Một ngọn lửa lớn đã thiêu rụi một nhà máy ở Bangladesh khiến ít nhất 52 người tử vong, cảnh sát cho biết hôm thứ Sáu (9/7).

Một bức ảnh chụp từ trên không về vụ cháy tại một nhà máy ở Bangladesh khiến ít nhất 52 người chết. @ AFP

Bài liên quan

Châu Âu siết chặt phòng dịch trước biến chủng Delta

Thái Lan phong tỏa 6 tỉnh khi biến thể Delta tấn công ASEAN

Mỹ nói Trung Quốc có thể sớm có vũ khí hạt nhân mới nhất

Vụ hỏa hoạn bắt đầu từ chiều thứ Năm (8/7) tại tầng trệt của nhà máy Hashem Foods Ltd. sáu tầng ở Rupganj, phía đông thủ đô Dhaka, Debashis Bardhan, phó giám đốc cơ quan cứu hỏa và dân phòng cho biết.

Hãng thông tấn nhà nước Bangladesh Sangbad Sangstha (BSS) đưa tin, các hóa chất và chất dễ cháy như polythene và bơ là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn trong nhà máy và khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn, hãng thông tấn Bangladesh Sangbad Sangstha đưa tin.

Ba người đã chết khi nhảy khỏi mái nhà hôm thứ Năm sau khi bị bỏng vì ngọn lửa, dẫn lời ông Abdul Al Arifin, phó giám đốc cơ quan cứu hỏa và dân phòng quận Narayanganj cho biết.

Cảnh sát ban đầu đưa ra con số 3 người chết nhưng con số này đã tăng lên đáng kể khi lực lượng cứu hỏa lên đến các tầng trên và bắt đầu đưa hàng chục thi thể công nhân bị mắc kẹt ra ngoài.

Đến nay 25 người chạy lên nóc tòa nhà đã được giải cứu. Ít nhất 50 người, hầu hết là công nhân và nhân viên của nhà máy, bị thương trong vụ cháy.

Thanh tra cảnh sát Sheikh Kabirul Islam cho biết một số người trong số hơn 30 người bị thương đã nhảy từ các tầng trên xuống khi ngọn lửa bùng phát nhấn chìm tòa nhà sáu tầng. Hiện ngọn lửa đã được kiểm soát và công tác cứu hộ đang nhanh được tiến hành.

"Một khi ngọn lửa được kiểm soát, chúng tôi sẽ tiến hành hoạt động tìm kiếm và cứu hộ bên trong. Sau đó, chúng tôi có thể xác nhận thêm bất kỳ thương vong nào, nếu có", Debashish Bardhan, phát ngôn viên của cơ quan cứu hỏa, nói với AFP.

Chính quyền quận Narayanganj đã thành lập một ủy ban điều tra gồm 5 thành viên để xem xét vụ việc.

Vào năm 2013, hơn 1.000 người đã thiệt mạng khi toàn bộ một nhà máy may mặc bị sập ở thủ đô của Bangladesh, đưa các tiêu chuẩn an toàn cho công nhân nhà máy của nước này - một tỷ lệ cao làm việc trong ngành may mặc - trở thành tâm điểm chú ý.

Gần 200 thương hiệu và hơn 1.600 nhà máy tại Bangladesh đã ký thỏa thuận thúc đẩy môi trường làm việc an toàn cho người lao động sau sự cố. Tuy nhiên, hỏa hoạn và tai nạn vẫn có thể xảy ra ở các nhà máy của Nam Á, nhiều nhà máy hoạt động bất hợp pháp và không có đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn về cháy nổ và xây dựng.

Mai Bùi

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/chay-nha-may-san-xuat-nuoc-trai-cay-o-bangladesh-52-nguoi-chet-post143701.html