'Chạy tàu trái luật'- Đường sắt trước nguy cơ phải dừng hoạt động?

Lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, hàng vạn lao động trong ngành đang không có tiền lương, và có thể phải dừng chạy tàu từ tháng 3 tới.

Sáng 20/2, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước (QLVNN) tại doanh nghiệp. Tại cuộc làm việc, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV (VNR) đã thẳng thắn chia sẻ nhiều những bất cập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của đơn vị.

Lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, hàng vạn lao động trong ngành đang không có tiền lương và có thể sẽ phải dừng chạy tàu từ tháng 3 tới.

Lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, hàng vạn lao động trong ngành đang không có tiền lương và có thể sẽ phải dừng chạy tàu từ tháng 3 tới.

Theo ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, do cơ chế chính sách bất cập nên đơn vị chưa được giao ngân sách, khiến 1,1 vạn nhân viên tuần đường, gác chắn không có tiền lương. Nếu đến tháng 3 tới mà không giải quyết được thì có thể phải dừng hoạt động chạy tàu trên toàn quốc.

Chuyển cơ quan chủ quản, hoạt động khó khăn

Báo cáo với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, ông Vũ Anh Minh cho biết, sau khi chuyển giao quyền đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp từ Bộ GTVT về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước (tháng 11/2018), Tổng công ty gặp nhiều khó khăn trong quản lý, bảo trì hạ tầng đường sắt.

Theo ông Minh, vướng mắc không phải do Ủy ban QLVNN mà do cơ chế chính sách khi thay đổi người đại diện về quản lý vốn.

“VNR không còn là đơn vị trực thuộc Bộ GTVT nên không phù hợp với khoản 1 Điều 49 Luật Ngân sách Nhà nước quy định phải giao dự toán chi ngân sách Nhà nước cho đơn vị trực thuộc Bộ GTVT”.

Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Ảnh VK.

Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Ảnh VK.

Do đó, Bộ GTVT đã có quyết định giao Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức triển khai dự toán chi ngân sách Nhà nước để thực hiện công tác quán lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Ông Minh thông tin, Bộ GTVT cũng đã có 2 văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ khẳng định về việc Cục Đường sắt không đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ này bởi không có đủ nhân sự để tổ chức quản lý, triển khai, thực hiện dự toán và quản lý chất lượng bảo trì công trình xây dựng;

Không có quy định pháp luật nào phù hợp để Cục Đường sắt ký hợp đồng đặt hàng với VNR do Tổng công ty chỉ có chức năng tổ chức quản lý tài sản và quản lý công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt (chủ đầu tư), chức năng thực hiện bảo trì (nhà thầu) là 20 Công ty cổ phần do Tổng công ty nắm giữ cổ phần chi phối.

Theo lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, nếu đến tháng 3 tới mà không giải quyết được tiền lương cho nhân viên thì có thể phải dừng hoạt động chạy tàu trên toàn quốc.

Theo lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, nếu đến tháng 3 tới mà không giải quyết được tiền lương cho nhân viên thì có thể phải dừng hoạt động chạy tàu trên toàn quốc.

Ông Minh nêu ra hàng loạt khó khăn, trong trường hợp VNR ký hợp đồng đặt hàng cũng không thể ký tiếp hợp đồng với các Công ty cổ phần đường sắt do Luật Đấu thầu và Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Mặt khác, do nguồn kinh phí mới đáp ứng đươc 40% định mức kinh tế-kỹ thuật nên cũng không thể tổ chức đấu thầu để lựa chọn các nhà thầu khác theo quy định của pháp luật do đặc thù quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt tại khu vực.

Theo ông Minh, thời điểm trước, Bộ GTVT sẽ giao dự toán ngân sách hàng năm cho VNR thực hiện đặt hàng cho 20 Công ty cổ phần để thực hiện sản phẩm công ích để thực hiện đảm bảo an toàn giao thông gồm tuần đường, gác chắn, đảm bảo duy tu bảo trì, đảm bảo cho tàu chạy thông suốt.

“Từ ngày 1/1/2020, VNR không được giao dự toán ngân sách nên đến nay các đơn vị trực thuộc đường sắt đang gặp khó khăn và không thể kéo dài bởi không có tiền trả lương cho công nhân, người lao động, sửa chữa hư hỏng... trong khi vẫn phải đảm bảo sản xuất kinh doanh, an toàn chạy tàu”- ông Minh cho hay.

Có thể dừng chạy tàu vì không có tiền

Thống kê của VNR cho thấy, trung bình một tháng, 20 đơn vị đặt hàng sản phẩm công ích trên phải bỏ ra khoảng 200 tỷ đồng trong khi vốn của các doanh nghiệp này chỉ dao động 10-20 tỷ đồng, lại nằm chủ yếu ở vốn tài sản.

Do cơ chế chính sách bất cập nên đơn vị chưa được giao ngân sách, khiến 1,1 vạn nhân viên tuần đường, gác chắn không có tiền lương.

Do cơ chế chính sách bất cập nên đơn vị chưa được giao ngân sách, khiến 1,1 vạn nhân viên tuần đường, gác chắn không có tiền lương.

“Nếu như các đơn vị này không thực hiện những việc trên, sẽ buộc phải dừng tàu. Trong quý 1/2020, nếu tiếp tục không được giao dự toán ngân sách, VNR buộc phải báo cáo Chính phủ dừng tàu vì không đảm bảo an toàn chạy tàu. Đây là việc hết sức cấp bách”, ông Minh nhấn mạnh.

Ông Minh cũng cho rằng, việc tạm chi trả tiền để duy trì hoạt động này chỉ là tạm thời, không thể duy trì mãi được. Nếu đến tháng 3 tới mà không giải quyết thì có thể phải dừng hoạt động chạy tàu trên toàn quốc, vì không có kinh phí trả lương cho khoảng 1,1 vạn lao động.

Cũng theo lãnh đạo VNR, nếu duy trì việc VNR trực thuộc Ủy ban Quản vốn Nhà nước, cần phải chỉnh sửa hàng loạt các hệ thống văn bản pháp luật đã được ban hành, trong đó bao gồm việc chuyển giao kết cấu hạ tầng. Những vướng mắc phát sinh từ cơ chế, chính sách, do đó, để doanh nghiệp hoạt động thông suốt, cần kiến nghị phương án tháo gỡ để Chính phủ xem xét quyết định.

Bây giờ nhiều người sợ sai lắm

Nguyên nhân dẫn đến điều này được ông Minh chỉ ra là do Điều 49 Luật Ngân sách Nhà nước quy định, là khi cơ quan nhận được ngân sách thì giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc. Trong khi Tổng công ty đường sắt không thuộc đơn vị trực thuộc của Bộ GTVT”, ông Minh cho biết.

 Nghiên cứu việc ngành đường sắt quay trở lại Bộ GTVT quản lý.

Nghiên cứu việc ngành đường sắt quay trở lại Bộ GTVT quản lý.

Phân tích thêm những bất cập, ông Minh cho biết, Quốc hội đã ra nghị quyết 87, trong đó nêu rõ tiếp tục cơ chế giao vốn bảo trì đường sắt cho Bộ GTVT. Tuy nhiên, Bộ GTVT giải thích rằng “tiếp tục” không có câu là giao cho Tổng công ty Đường sắt. Trong khi quan điểm khác lại cho rằng “tiếp tục” là tiếp tục giao cho Tổng công ty Đường sắt.

“Chúng tôi không thể đánh giá quan điểm nào là đúng, vì bây giờ nhiều người sợ sai lắm. Đến giờ trên 1 vạn con người không có lương. Các đơn vị thì không có tiền để chi trả nên Tổng công ty phải ứng, song tôi ứng như vậy là tôi đang làm sai và phải đối diện với nhiều rủi ro”.

Theo ông Minh, việc tạm chi trả tiền để duy trì hoạt động này chỉ là tạm thời, không thể duy trì mãi được. Nếu đến tháng 3 tới mà không giải quyết thì có thể phải dừng hoạt động chạy tàu trên toàn quốc, vì không có ai làm tuần đường, gác chắn…

“Đây là vấn đề rất cấp bách rồi, chúng tôi báo cáo rất nhiều rồi. Nhiều người cho là lỗi ở cơ chế chính sách, song tôi cho rằng, cơ chế không sinh ra con người, con người xây dựng cơ chế chính sách. Vì thế, tôi đề nghị cần khẩn cấp có cơ chế giải quyết, nếu không sẽ phải dừng hoạt động chạy tàu”, ông Minh cảnh báo.

Những vướng mắc về cơ chế khiến đường sắt Việt Nam đứng trước nguy cơ... sắp phải dừng chạy tàu.

Những vướng mắc về cơ chế khiến đường sắt Việt Nam đứng trước nguy cơ... sắp phải dừng chạy tàu.

Ông Minh cũng bày tỏ: “Khi làm báo cáo gửi phục vụ cho cuộc làm việc này, trước mắt chúng tôi gửi 12 kiến nghị và tôi có bảo anh em là viết ít thôi, viết nhiều cũng chẳng ai giải quyết. Báo cáo với các đồng chí, nếu chạy tàu là trái luật, và nếu bất cứ nhân viên tuần đường, gác chắn nào bị tai nạn thì lãnh đạo đơn vị đường sắt có thể bị khởi tố, bởi có ai giao nhiệm vụ đâu mà làm. Nhưng chẳng lẽ lại dừng hoạt động chạy tàu? Để đỡ trách nhiệm cho cấp dưới, tôi đã ra văn bản chỉ đạo làm, nếu sai tôi chịu. Tôi ra văn bản cũng sai, vì có ai giao cho tôi đâu, chạy tàu cũng sai, không chạy tàu cũng sai…”.

Nghiên cứu việc đường sắt quay trở lại Bộ GTVT

Trước ý kiến trên, Phó Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Cao Lục yêu cầu Tổng công ty Đường sắt trong mọi tình huống phải bảo đảm an toàn và để hoạt động chạy tàu thông suốt. Ông Lục cũng lưu ý cần phải đẩy nhanh kế hoạch giao vốn cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã nhận được một số ý kiến của chuyên gia và Đại biểu Quốc hội đề nghị điều chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về trực thuộc Bộ GTVT quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động và vận hành của Tổng công ty.

Do đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá toàn diện đề xuất điều chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về trực thuộc Bộ GTVT.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hai đơn vị trên đánh giá toàn diện những ưu và nhược điểm của đề xuất này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án sắp xếp vào đầu tháng 3/2020./.

Phi Long-Nguyễn Hoàng/VOV

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/chay-tau-trai-luat-duong-sat-truoc-nguy-co-phai-dung-hoat-dong-1012824.vov