Chứng kiến tình cảnh Thượng Hải, người Trung Quốc bắt đầu tích trữ

Khi tin tức về cảnh khó mua nhu yếu phẩm ở Thượng Hải lan truyền, người dân Trung Quốc bắt đầu lo lắng. Cụm từ 'tích trữ' trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội nước này.

 Tuần vừa qua, ở Trung Quốc ngập tràn các thông tin hướng dẫn cách sinh tồn. Hôm 10/4, một chủ đề thịnh hành trên nền tảng mạng xã hội Weibo - "Tôi nên chuẩn bị những vật dụng gì trong trường hợp bất ngờ nhận được thông báo cách ly?" - đã thu hút hơn 41 triệu lượt xem với 14.000 bình luận. Trong ảnh, các tình nguyện viên vận chuyển thực phẩm do chính phủ cung cấp ở Thượng Hải, Trung Quốc, hôm 9/4. Ảnh: The Standard.

Tuần vừa qua, ở Trung Quốc ngập tràn các thông tin hướng dẫn cách sinh tồn. Hôm 10/4, một chủ đề thịnh hành trên nền tảng mạng xã hội Weibo - "Tôi nên chuẩn bị những vật dụng gì trong trường hợp bất ngờ nhận được thông báo cách ly?" - đã thu hút hơn 41 triệu lượt xem với 14.000 bình luận. Trong ảnh, các tình nguyện viên vận chuyển thực phẩm do chính phủ cung cấp ở Thượng Hải, Trung Quốc, hôm 9/4. Ảnh: The Standard.

 Một bài đăng khác lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc khuyến cáo các hộ gia đình tích trữ nhu yếu phẩm như gạo, dầu ăn, nước uống, sản phẩm vệ sinh phụ nữ, và giấy vệ sinh. Trong trường hợp cực đoan, một blogger thậm chí đã thành lập một nhóm sinh tồn, bán các khóa học về cách sống sót trong thảm họa với giá 299 nhân dân tệ (47 USD). Ảnh: AFP.

Một bài đăng khác lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc khuyến cáo các hộ gia đình tích trữ nhu yếu phẩm như gạo, dầu ăn, nước uống, sản phẩm vệ sinh phụ nữ, và giấy vệ sinh. Trong trường hợp cực đoan, một blogger thậm chí đã thành lập một nhóm sinh tồn, bán các khóa học về cách sống sót trong thảm họa với giá 299 nhân dân tệ (47 USD). Ảnh: AFP.

 Sự lo lắng của người dân Trung Quốc được thúc đẩy sau khi xuất hiện tin tức về tình trạng thiếu lương thực ở Thượng Hải - nơi hầu hết trong số 25 triệu cư dân đã sống trong tình trạng phong tỏa từ một tuần trở lên. Người dân cho biết các kênh đặt hàng trực tuyến hầu như hết hàng, và việc phân phối thực phẩm ở các khu dân cư thì không đồng đều. Trong ảnh, người dân Thượng Hải đổ xô đi mua hàng sau khi chính quyền tuyên bố phong tỏa thành phố hồi tháng trước. Ảnh: Tracy Qu/South China Morning Post.

Sự lo lắng của người dân Trung Quốc được thúc đẩy sau khi xuất hiện tin tức về tình trạng thiếu lương thực ở Thượng Hải - nơi hầu hết trong số 25 triệu cư dân đã sống trong tình trạng phong tỏa từ một tuần trở lên. Người dân cho biết các kênh đặt hàng trực tuyến hầu như hết hàng, và việc phân phối thực phẩm ở các khu dân cư thì không đồng đều. Trong ảnh, người dân Thượng Hải đổ xô đi mua hàng sau khi chính quyền tuyên bố phong tỏa thành phố hồi tháng trước. Ảnh: Tracy Qu/South China Morning Post.

 Một người đàn ông bị cách ly hạ chiếc túi trên dây xuống để nhận hàng ở Thượng Hải, ngày 29/3. Ảnh: EPA-EFE.

Một người đàn ông bị cách ly hạ chiếc túi trên dây xuống để nhận hàng ở Thượng Hải, ngày 29/3. Ảnh: EPA-EFE.

 Một phiếu mua thực phẩm với số lượng lớn dành cho các cư dân phải sống dưới lệnh phong tỏa. Ảnh: Handout.

Một phiếu mua thực phẩm với số lượng lớn dành cho các cư dân phải sống dưới lệnh phong tỏa. Ảnh: Handout.

 Hôm 10/4, Thượng Hải báo cáo 1.006 ca nhiễm cộng đồng được xác nhận, và 23.937 ca nhiễm không triệu chứng. Lệnh phong tỏa sẽ chỉ chấm dứt khi tình hình dịu đi. Trên toàn quốc, Trung Quốc ghi nhận 1.318 ca nhiễm có triệu chứng, và 25.037 ca nhiễm không triệu chứng. Trong ảnh, các nhân viên làm việc tại một kho hàng chứa rau ở Thượng Hải hôm 2/4. Ảnh: Tân Hoa xã.

Hôm 10/4, Thượng Hải báo cáo 1.006 ca nhiễm cộng đồng được xác nhận, và 23.937 ca nhiễm không triệu chứng. Lệnh phong tỏa sẽ chỉ chấm dứt khi tình hình dịu đi. Trên toàn quốc, Trung Quốc ghi nhận 1.318 ca nhiễm có triệu chứng, và 25.037 ca nhiễm không triệu chứng. Trong ảnh, các nhân viên làm việc tại một kho hàng chứa rau ở Thượng Hải hôm 2/4. Ảnh: Tân Hoa xã.

 Cư dân trong một khu dân cư ở quận Tùng Giang, Thượng Hải trao đổi thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác khi thành phố vẫn bị phong tỏa sau hai tuần. Ảnh: Cici Chen/South China Morning Post.

Cư dân trong một khu dân cư ở quận Tùng Giang, Thượng Hải trao đổi thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác khi thành phố vẫn bị phong tỏa sau hai tuần. Ảnh: Cici Chen/South China Morning Post.

 Helena Zhang đến từ Bắc Kinh đã mua gần 20 kg cà chua, khoai tây, đậu lăng và xoài trong tuần qua, nhưng lo lắng rằng nó không đủ. Việc tích trữ của cô được thúc đẩy một phần bởi tình hình hỗn loạn ở Thượng Hải, và một phần do kinh nghiệm đã có từ những ngày đầu của đại dịch. Trong ảnh, một người giao hàng ở Thượng Hải đang làm việc trong lúc cả thành phố bị phong tỏa. Ảnh: AP.

Helena Zhang đến từ Bắc Kinh đã mua gần 20 kg cà chua, khoai tây, đậu lăng và xoài trong tuần qua, nhưng lo lắng rằng nó không đủ. Việc tích trữ của cô được thúc đẩy một phần bởi tình hình hỗn loạn ở Thượng Hải, và một phần do kinh nghiệm đã có từ những ngày đầu của đại dịch. Trong ảnh, một người giao hàng ở Thượng Hải đang làm việc trong lúc cả thành phố bị phong tỏa. Ảnh: AP.

 Một phụ nữ từ Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, cho biết khi cô đến một siêu thị vào sáng 10/4, nhiều mặt hàng đã được bán hết. Cô nhìn thấy nhiều kiện hàng đang chất đống và chờ được giao. Hôm 9/4, Quảng Châu tiến hành xét nghiệm Covid-19 hàng loạt trên toàn thành phố trong vòng một ngày với nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Trong ảnh là các túi rau chất đống trước một siêu thị ở Quảng Châu. Ảnh: Handout.

Một phụ nữ từ Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, cho biết khi cô đến một siêu thị vào sáng 10/4, nhiều mặt hàng đã được bán hết. Cô nhìn thấy nhiều kiện hàng đang chất đống và chờ được giao. Hôm 9/4, Quảng Châu tiến hành xét nghiệm Covid-19 hàng loạt trên toàn thành phố trong vòng một ngày với nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Trong ảnh là các túi rau chất đống trước một siêu thị ở Quảng Châu. Ảnh: Handout.

Nguyễn Thanh Hải

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/chung-kien-tinh-canh-thuong-hai-nguoi-trung-quoc-bat-dau-tich-tru-post1308766.html