Chuyên gia lý giải vì sao bệnh nhân đã hồi phục vẫn có thể tái nhiễm Covid-19

Một số trường hợp ở Trung Quốc và một trường hợp ở Nhật Bản đã được xác nhận dương tính với Covid-19 lần 2 sau khi khỏi bệnh. Các chuyên gia y tế đã đưa ra quan điểm về vấn đề này.

Các chuyên gia nói gì về việc bệnh nhân tái nhiễm Covid-19?

Giáo sư Mark Harris, Giáo sư về Virus học, Đại học Leeds cho biết:

Các báo cáo cho rằng bệnh nhân ban đầu âm tính sau đó xét nghiệm dương tính rõ ràng rất đáng quan tâm. Không có khả năng họ đã bị tái nhiễm khi đã loại bỏ virus vì rất có thể họ đã phát sinh phản ứng miễn dịch đối với virus, ngăn chặn tái nhiễm.

Do đó, khả năng khác là bệnh nhân chưa hết virus nên vẫn bị nhiễm liên tục. Mặc dù Covid-19 gây ra lây nhiễm tự hạn chế ngắn hạn, nhưng có một số bằng chứng trong tài liệu khoa học về sự lây nhiễm liên tục với động vật (chủ yếu là dơi). Rõ ràng chúng ta cần thêm thông tin về những bệnh nhân này, chẳng hạn như có các điều kiện y tế tiềm ẩn hoặc thay đổi hoàn cảnh có thể cho phép virus thoát khỏi sự kiểm soát miễn dịch? Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu thêm về Covid-19, chúng ta đang mới chỉ ở giai đoạn đầu tìm hiểu về nó.

Một bệnh nhân nhiễm Covid-19 sau khi khỏi bệnh được 10 ngày và đi xét nghiệm lại, kết quả lại là dương tính.

Một bệnh nhân nhiễm Covid-19 sau khi khỏi bệnh được 10 ngày và đi xét nghiệm lại, kết quả lại là dương tính.

Giáo sư Paul Hunter, Giáo sư Y khoa, Đại học East Anglia (UEA) cho biết:

Về trường hợp bệnh nhân ở Nhật bị tái nhiễm, có rất nhiều điều chúng tôi không biết để đưa ra ý kiến đúng đắn. Có phải người phụ nữ đã xét nghiệm âm tính sau lần cuối cùng dương tính hay không? Cô ấy đã xét nghiệm âm tính bao nhiêu lần trước khi xuất viện? Cô ấy có bất kỳ căn bệnh tiềm ẩn nào ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch không?

Vì vậy, có 2 khả năng:

- Đây thực sự là một ca tái nhiễm. Tình trạng này đã từng xảy ra trong dịch SARS.

- Quá trình bài tiết virus kéo dài từ nhiễm trùng ban đầu và các xét nghiệm chưa được thực hiện hoặc không được thực hiện đủ tốt. Dường như quá trình xét nghiệm không đáng tin cậy 100%. Trong trường hợp này thậm chí không liên quan đến triệu chứng đau họng. Covid-19 có xu hướng gây ra các triệu chứng đường hô hấp trên ít gặp hơn SARS.

Việc báo cáo về các trường hợp tại Nhật rất thiếu thông tin. Tuy nhiên, nó củng cố thực tế rằng chúng ta phải điều tra tất cả những phát hiện thực sự kỹ lưỡng và báo cáo thông tin đó.

Giáo sư Rowland Kao, Giáo sư Dịch tễ học, đại học Edinburgh, Anh cho biết, giả sử rằng có khả năng chẩn đoán sai tối thiểu, các báo cáo được công bố vẫn chưa rõ ràng bệnh nhân có khả năng bị nhiễm lại hay không, liệu điều này có thể bị lây nhiễm trước đó mới chỉ xử lý được 1 phần, virus vẫn hoạt động tiềm ẩn. Trong cả hai trường hợp, với số lượng các trường hợp được báo cáo cho đến nay, dường như đây không phải là sự cố phổ biến và do đó chỉ tác động nhỏ đến dự báo dịch bệnh.

Mối quan tâm lớn hơn có thể là những tác động đối với các biện pháp kiểm soát - thời gian cách ly có nên được kéo dài? Nó cũng làm cho việc theo dõi trở nên khó khăn hơn.

Xem thêm: Mẹ qua đời, y tá Vũ Hán bật khóc vì không thể về đưa tiễn.

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/chuyen-gia-ly-giai-vi-sao-benh-nhan-da-hoi-phuc-van-co-the-tai-nhiem-covid-19-d154570.html