Cổ Lễ - ngôi chùa độc đáo

Với kiến trúc độc đáo, với bề dày lịch sử qua bao thăng trầm, chùa Cổ Lễ là một di tích kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng ở Nam Định.

Theo các tài liệu, chùa Cổ Lễ do thiền sư Minh Không khởi dựng tại làng Cổ Lễ (nay là thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh) vào thế kỷ thứ XII, thời vua Lý Thần Tông. Năm 1902, thiền sư Phạm Quang Tuyên về trụ trì chùa này. Là một trí thức uyên bác, am hiểu kiến trúc chùa tháp, thiền sư Quang Tuyên đã dùng gạch, vôi, vữa, mật, muối, giấy bản cùng công sức của Nhân dân xây dựng lại ngôi chùa với kiến trúc độc đáo, mang phong cách “cửa thiền trên nền văn hóa dân tộc” và có sự giao thoa với kiến trúc Gothic của phương Tây.

Khuôn viên chùa gồm nhiều công trình kiến trúc, như: Tam quan, tháp Cửu phẩm liên hoa, cầu cuốn, chính điện, Phật giáo hội quán, đền thờ Trần Hưng Đạo, nhà tổ, nhà khách, phòng tăng, pháp đường, kim chung bảo các... Chùa Cổ Lễ được Bộ VH-TT (nay là Bộ VH-TT-DL) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1988.

Chùa Cổ Lễ trầm mặc

Chùa Cổ Lễ trầm mặc

Đại hồng chung nặng 9 tấn được đặt trên bệ đá giữa hồ, là một trong những quả chuông cổ lớn ở Việt Nam. Tương truyền rằng khi đánh đại hồng chung, cả một vùng rộng lớn sẽ nghe được tiếng chuông ngân

Đại hồng chung nặng 9 tấn được đặt trên bệ đá giữa hồ, là một trong những quả chuông cổ lớn ở Việt Nam. Tương truyền rằng khi đánh đại hồng chung, cả một vùng rộng lớn sẽ nghe được tiếng chuông ngân

Tháp Cửu phẩm liên hoa cao 12 tầng (32m), có 8 mặt, được xây dựng vào năm 1927. Đây là một điểm nhấn trong quần thể kiến trúc chùa Cổ Lễ

Tháp Cửu phẩm liên hoa cao 12 tầng (32m), có 8 mặt, được xây dựng vào năm 1927. Đây là một điểm nhấn trong quần thể kiến trúc chùa Cổ Lễ

Du khách tại cầu Núi bắc qua hồ nước, trong khuôn viên chùa Cổ Lễ

Du khách tại cầu Núi bắc qua hồ nước, trong khuôn viên chùa Cổ Lễ

YÊN LAN (thực hiện)

Nguồn Phú Yên: http://baophuyen.vn/93/291211/co-le-ngoi-chua-doc-dao.html