Con đường trung đạo trong đạo Phật là gì?

Con đường Trung đạo dùng để chỉ chung các phương pháp giảng dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Giáo pháp của Ngài tránh những cực đoan trong cách tu học, không buông thả theo dục lạc và cuộc sống khổ hạnh tuyệt đối.

Mục lục bài viết

Con đường trung đạo là gì?

Giá trị của con đường trung đạo

Ứng dụng trung đạo vào thực tế đời sống

Con đường Trung đạo dùng để chỉ chung các phương pháp giảng dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Giáo pháp của Ngài tránh những cực đoan trong cách tu học, không buông thả theo dục lạc và cuộc sống khổ hạnh tuyệt đối.

Con đường trung đạo là gì?

Sự xuất hiện của đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong cõi ta bà là một vinh hiển lớn cho nhân loại, Ngài là hiện thân của chân lý giải thoát, là kết tinh của muôn ngàn hương hoa từ bi và trí tuệ, là điềm lành cho hết thảy chúng sinh. Ngài ra đời “Vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì an lạc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người”[1].

Con đường Trung đạo hay còn có những tên gọi khác là: Pa.Majjhima patipada, Sa. Madhyamāpratipad, Anh. Middle Way, Việt Hán. Trung đạo 中道.

Con đường Trung đạo dùng để chỉ chung các phương pháp giảng dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni. Những thuyết pháp của ngài tránh những cực đoan trong cách tu học, không buông thả theo dục lạc và cuộc sống khổ hạnh tuyệt đối.

Con đường này được phân gồm 8 ngành, đó là:

Chính kiến: nghe, thấy, hay, biết một cách công minh, ngay thẳng, đúng với sự khách quan

Chính tư duy: suy nghĩ, xét nghiệm chân tránh, tư tưởng đúng với lẽ phải

Chính ngữ: lời nói công bình, chân thật, hợp lý và ngay thẳng

Chính nghiệp: việc làm chân chính, hành động, đúng với lẽ phải, có lợi ích cho người lẫn vật, phù hợp với chân lý

Chính mạng: lỗi sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp trong sạch, thiện lương

Chính tinh tấn: siêng năng, cần cù, thẳng tiến mục đích đã vạch sẵn, không lùi bước trước khó khăn

Chính niệm: ghi nhớ lẽ phải, những đạo lý chân chính quý trọng cao siêu

Chính định: tập trung tư tưởng, đúng với chân lý, có lợi ích cho đời, cho người

Con đường Trung đạo dùng để chỉ chung các phương pháp giảng dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Con đường Trung đạo dùng để chỉ chung các phương pháp giảng dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Giá trị của con đường trung đạo

Trong thuyết pháp Tiểu thừa, Bát chính đạo được xem là Trung đạo. Khi thực hành giáo pháp này vừa giúp xa lánh đời sống dục lạc và đời sống khổ hạnh, thoát khỏi bể khổ. Hiểu chính xác hơn, con đường này không giúp loại bỏ những khổ hạnh, dục lạc mà giúp chúng ta biết cách kiềm chế, vượt lên những bản năng cơ bản của con người.

Con đường trung đạo cũng được dùng để chỉ giáo pháp Trung quán của Long Thụ. Trung đạo ở đây là thái độ bỏ hai quan điểm cực đoan về thế giới hoại diệt hay trường tồn, thế giới không có hay là có. Trong Trung quán tông, con đường này được trình rõ với những quan điểm bát bất của Long thụ như sau; Không sinh, không diệt, không đứt đoạn, không thường còn, không đa dạng, không là một, không đến, không đi.

Mục đích cuộc sống là không hại mình, không hại người. Bản thân cần nỗ lực tránh xa 2 cực đoan bị dục lạc chi phối và khổ ải bản thân để đạt được những mục đích tầm thường. Cần chọn lối sống lành mạnh biết đủ, đưa đến tâm trí thanh tịnh.

Cách thực hành Bát chính đạo sẽ giúp chúng ta xây dựng được một gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, hòa bình. Hình thành trong sâu thẳm mỗi chúng ta nếp sống đẹp, mang đến tất cả những điều tuyệt vời nhất đến mọi người, tránh khỏi những đau khổ, hận thù và sinh thái ô nhiễm.

Ứng dụng trung đạo vào thực tế đời sống

Sử dụng lời nói, ngôn từ đúng đắn: không nói dối, không nói láo, không bịa đặt hay nói những lời khó nghe, chửi bới, lăng mạ, không nói tầm phào, gây chia rẽ hay hận thù. Lời nói hay ngôn từ phải mang lại sự thật, tôn trọng và lợi ích cho bản thân và người khác. Đức Phật đã từng nói rằng: “Lời nói dễ nghe thì ngọt ngào như mật ong, lời nói chân thật giống như một bông hoa, lời nói sai trái thì không lành, giống như rác rưởi bỏ đi.”

Hành động đúng đắn: là cách chúng ta thể hiện sự tôn trọng đối với sự sống, những mối quan hệ giữa bản thân và mọi người xung quanh. Không sát sinh, không giết hại con người hay các động vật khác. Không ăn cắp, tự ý lấy khi không được cho phép, lừa gạt, chiếm đoạt tài sản. Không có những quan hệ nam nữ bất chính, ngoại tình hay làm phương hại đến tình cảm của người khác.

Lựa chọn nghề nghiệp, công việc đúng đắn: con người cần làm việc để sống và mưu sinh, nhưng cũng phải chú trọng sự sống, sự bình an và lợi lạc của người và sinh vật khác. Chúng ta cần phải chọn nghề nghiệp đúng đắn, chân chính, tuyệt đối không buôn bán ma túy, các loại chất độc hại, hay những công việc vô đạo đức.

Thiện Minh (T/h)

***

Chú thích & Tài liệu tham khảo:
[1] Trường Bộ Kinh, Tập I, Kinh Đại Bát Niết Bàn, Thích Minh Châu (dịch), TP. HCM, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, 1991.
[2] Narada, Đức Phật Và Phật Pháp, (Phạm Kim Khánh dịch), Hà Nội, Nxb Tôn Giáo, 2008, tr. 90.
[3] W. Rahula, Đức Phật đã dạy những gì, (Trí Hải dịch), Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, tr. 107.
[4] Maha Thera Narada, Đức Phật và Phật Pháp, (Phạm Kim Khánh dịch), Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2008.
[5] HT. Thích Thiện Hoa, Phật học phổ thông, quyển I , Nxb Thành Hội Phật Giáo, TP. HCM, 1997, tr. 156-161.
[6] Thích Chơn Thiện, Phật học khái luận, TP. HCM, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1999, tr. 338.
[7] Kinh Trung Bộ, Tập III, Đại Kinh Bốn Mươi (Thích Minh Châu dịch), TP. HCM, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, 2001, tr. 245.

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/con-duong-trung-dao-trong-dao-phat-la-gi.html