Con tàu 'cô độc' được ví như bia tập bắn biết đi của Mỹ

Hơn 45 năm phục vụ trong Hải quân Mỹ với bao chiến công, nhưng giờ đây tàu khu trục USS Paul F. Foster chỉ còn giữ vai trò thử nghiệm vũ khí.

 Tàu khu trục USS Paul F. Foster (DD-964) được đặt theo tên của Phó Đô đốc Paul F. Foster USN (1889-1972), là một tàu khu trục lớp Spruance được chế tạo bởi bộ phận đóng tàu Ingalls của công ty Litton Industries tại Pascagoula, Mississippi.

Tàu khu trục USS Paul F. Foster (DD-964) được đặt theo tên của Phó Đô đốc Paul F. Foster USN (1889-1972), là một tàu khu trục lớp Spruance được chế tạo bởi bộ phận đóng tàu Ingalls của công ty Litton Industries tại Pascagoula, Mississippi.

Tàu được đưa vào hoạt động từ ngày 21/2/1976 và bị đưa ra khỏi biên chế vào ngày 27/3/2003 sau khi đã thực hiện hằng trăm nhiệm vụ khác nhau, trong đó có cả việc tham gia hỗ trợ hỏa lực tại chiến dịch Bão táp sa mạc và chiến dịch Vịnh Ba Tư,...

Tàu được đưa vào hoạt động từ ngày 21/2/1976 và bị đưa ra khỏi biên chế vào ngày 27/3/2003 sau khi đã thực hiện hằng trăm nhiệm vụ khác nhau, trong đó có cả việc tham gia hỗ trợ hỏa lực tại chiến dịch Bão táp sa mạc và chiến dịch Vịnh Ba Tư,...

Hiện nay USS Paul F. Foster đang hoạt động với vai trò như một tàu kiểm tra tự vệ (Self-defense test ship) để thử nghiệm các loại vũ khí mới, thiết bị cảm biến, nhiên liệu sinh học,.... của Hải quân Mỹ.

Hiện nay USS Paul F. Foster đang hoạt động với vai trò như một tàu kiểm tra tự vệ (Self-defense test ship) để thử nghiệm các loại vũ khí mới, thiết bị cảm biến, nhiên liệu sinh học,.... của Hải quân Mỹ.

Hiện nay tàu đang neo đậu ở cảng Hueneme ở Nam California. Đây chính là con tàu cuối cùng thuộc lớp khu trục hạm chống ngầm Spruance, vẫn còn đang hoạt động trong lực lượng hải quân Mỹ đến tận ngày nay.

Hiện nay tàu đang neo đậu ở cảng Hueneme ở Nam California. Đây chính là con tàu cuối cùng thuộc lớp khu trục hạm chống ngầm Spruance, vẫn còn đang hoạt động trong lực lượng hải quân Mỹ đến tận ngày nay.

Điều đặc biệt ở con tàu này là ngoài được điều khiển nhờ các thủy thủ thì trong một số nhiệm vụ thử nghiệm nó còn có thể được điều khiển từ xa thông qua tín hiệu vệ tinh chuyền từ trụ sở chỉ huy ở đất liền.

Điều đặc biệt ở con tàu này là ngoài được điều khiển nhờ các thủy thủ thì trong một số nhiệm vụ thử nghiệm nó còn có thể được điều khiển từ xa thông qua tín hiệu vệ tinh chuyền từ trụ sở chỉ huy ở đất liền.

Có thể xem con tàu này như một con tàu đồ chơi điều khiển từ xa, chỉ có điều là quy mô, kích thước, giá trị và tầm quan trọng của nó lớn hơn rất nhiều so với một món đồ chơi.

Có thể xem con tàu này như một con tàu đồ chơi điều khiển từ xa, chỉ có điều là quy mô, kích thước, giá trị và tầm quan trọng của nó lớn hơn rất nhiều so với một món đồ chơi.

Tàu USS Paul F. Foster có chiều dài 172 m; chiều rộng 16,8 m; mớn nước 8,8 m; lượng giãn nước đầy tải 8.040 tấn; thủy thủ đoàn là 315 người (trong đó có 19 sĩ quan).

Tàu USS Paul F. Foster có chiều dài 172 m; chiều rộng 16,8 m; mớn nước 8,8 m; lượng giãn nước đầy tải 8.040 tấn; thủy thủ đoàn là 315 người (trong đó có 19 sĩ quan).

Tàu được trang bị 2 động cơ turbine khí LM2500 công suất 80.000 mã lực (60 MW) tốc độ tối đa mà tàu đạt được là 32,5 hải lý/h (60 km/h); tầm hoạt động 6.000 hải lý (11.000 km) khi chạy ở vận tốc 20 hải lý/h (37 km/h), hoặc 3.300 hải lý (6.100 km) nếu duy trì tốc độ 30 hải lý/h (56 km/h).

Tàu được trang bị 2 động cơ turbine khí LM2500 công suất 80.000 mã lực (60 MW) tốc độ tối đa mà tàu đạt được là 32,5 hải lý/h (60 km/h); tầm hoạt động 6.000 hải lý (11.000 km) khi chạy ở vận tốc 20 hải lý/h (37 km/h), hoặc 3.300 hải lý (6.100 km) nếu duy trì tốc độ 30 hải lý/h (56 km/h).

Hệ thống điện tử ban đầu của tàu gồm radar trinh sát đường không AN/SPS-40, radar tìm kiếm bề mặt AN/SPS-55, radar kiểm soát hỏa lực tên lửa AN/SPG-65, radar kiểm soát hỏa lực pháo AN/SPQ-9, hệ thống tác chiến điện tử AN/SQL-32.

Hệ thống điện tử ban đầu của tàu gồm radar trinh sát đường không AN/SPS-40, radar tìm kiếm bề mặt AN/SPS-55, radar kiểm soát hỏa lực tên lửa AN/SPG-65, radar kiểm soát hỏa lực pháo AN/SPQ-9, hệ thống tác chiến điện tử AN/SQL-32.

Ngoài các hệ thống tác chiến điện tử thì do tàu thuộc lớp khu trục hạm chống ngầm, nên tàu còn được trang bị cả sonar gắn liền thân chủ động AN/SQS-53 lẫn sonar kéo thụ động AN/SQR-19 TACTAS, đi kèm thiết bị đối phó ngư lôi AN/SLQ-25 Nixie và hệ thống phóng mồi bẫy Mk 36 SRBOC. Tàu có khả năng mang theo 2 trực thăng SH-60 Seahawk trong các chuyến hải trình dài.

Ngoài các hệ thống tác chiến điện tử thì do tàu thuộc lớp khu trục hạm chống ngầm, nên tàu còn được trang bị cả sonar gắn liền thân chủ động AN/SQS-53 lẫn sonar kéo thụ động AN/SQR-19 TACTAS, đi kèm thiết bị đối phó ngư lôi AN/SLQ-25 Nixie và hệ thống phóng mồi bẫy Mk 36 SRBOC. Tàu có khả năng mang theo 2 trực thăng SH-60 Seahawk trong các chuyến hải trình dài.

Hệ thống vũ khí trước đây của tàu bao gồm 2 pháo hạm Mk 45 cỡ 127 mm, 1 bệ phóng chống ngầm với 8 tên lửa chống ngầm ASROC, 8 tên lửa phòng không RIM-7 Sea Sparrow, 2 hệ thống CIWS Phalanx, 8 tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon và 6 ngư lôi hạng nhẹ Mk 32 cỡ 324 mm.

Hệ thống vũ khí trước đây của tàu bao gồm 2 pháo hạm Mk 45 cỡ 127 mm, 1 bệ phóng chống ngầm với 8 tên lửa chống ngầm ASROC, 8 tên lửa phòng không RIM-7 Sea Sparrow, 2 hệ thống CIWS Phalanx, 8 tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon và 6 ngư lôi hạng nhẹ Mk 32 cỡ 324 mm.

Sang thập niên 1990, do yêu cầu đổi mới trong việc lắp đặt trang bị vũ khí nên tàu đã được đưa vào danh sách 24 tàu được nâng cấp bằng việc tích hợp bệ phóng thẳng đứng VLS với 61 ống phóng tên lửa có thể chứa các tên lửa hành trình Tomahawk, cùng nhiều loại tên lửa khác.

Sang thập niên 1990, do yêu cầu đổi mới trong việc lắp đặt trang bị vũ khí nên tàu đã được đưa vào danh sách 24 tàu được nâng cấp bằng việc tích hợp bệ phóng thẳng đứng VLS với 61 ống phóng tên lửa có thể chứa các tên lửa hành trình Tomahawk, cùng nhiều loại tên lửa khác.

Hệ thống bệ phóng chống ngầm ASROC phía trước tàu đã bị tháo dỡ để lấy vị trí lắp đặt bệ phóng tên lửa thẳng đứng. Ngoài ra tàu còn được trang bị một bệ phóng tên lửa phòng không gồm 8 tên lửa RIM-7 Sparrow ở phía sau đuôi tàu.

Hệ thống bệ phóng chống ngầm ASROC phía trước tàu đã bị tháo dỡ để lấy vị trí lắp đặt bệ phóng tên lửa thẳng đứng. Ngoài ra tàu còn được trang bị một bệ phóng tên lửa phòng không gồm 8 tên lửa RIM-7 Sparrow ở phía sau đuôi tàu.

Hiện tại, vì tàu đã trở thành một tàu thử nghiệm nên 2 pháo hạm của tàu đã bị tháo dỡ cùng với một số hệ thống vũ khí săn ngầm và hệ thống tác chiến điện tử. Hệ thống tác chiến điện tử hiện tại (dùng cho mục đích thử nghiệm) của tàu bao gồm radar tìm kiếm SPS-48/49, radar AN/SPQ-9B, radar tác chiến điện tử SLQ-32 V6, radar mảng quét điện tử AN/SPY-3,...

Hiện tại, vì tàu đã trở thành một tàu thử nghiệm nên 2 pháo hạm của tàu đã bị tháo dỡ cùng với một số hệ thống vũ khí săn ngầm và hệ thống tác chiến điện tử. Hệ thống tác chiến điện tử hiện tại (dùng cho mục đích thử nghiệm) của tàu bao gồm radar tìm kiếm SPS-48/49, radar AN/SPQ-9B, radar tác chiến điện tử SLQ-32 V6, radar mảng quét điện tử AN/SPY-3,...

Về hệ thống vũ khí thì tàu vẫn còn được giữ lại bệ phóng tên lửa thẳng đứng VLS MK-41, bệ phóng tên lửa RIM-7 SeaSparrow và 1 hệ thống phòng không tầm gần Phalanx (CIWS), ngoài ra tàu còn được trang bị thêm một bệ phóng tên lửa phòng không RIM-116. Nguồn ảnh: Pinterest.

Về hệ thống vũ khí thì tàu vẫn còn được giữ lại bệ phóng tên lửa thẳng đứng VLS MK-41, bệ phóng tên lửa RIM-7 SeaSparrow và 1 hệ thống phòng không tầm gần Phalanx (CIWS), ngoài ra tàu còn được trang bị thêm một bệ phóng tên lửa phòng không RIM-116. Nguồn ảnh: Pinterest.

Quang Hưng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/con-tau-co-doc-duoc-vi-nhu-bia-tap-ban-biet-di-cua-my-1650514.html