Công chứng điện tử: Giải pháp công nghệ gỡ 'nút thắt' cho ngành công chứng
Công chứng điện rất phù hợp với chủ trương chuyển đổi số để ngành công chứng chuyển mình, thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế số, xã hội số của đất nước.
Trong suốt nhiều năm, ngành công chứng Việt Nam vẫn hoạt động chủ yếu theo mô hình truyền thống, các công chứng viên hàng ngày quay vòng với hồ sơ, giấy tờ, quy trình thủ công, lưu trữ hồ sơ giấy và các giao dịch trực tiếp tại các văn phòng công chứng.
Cùng với sự phát triển của các hoạt động kinh tế với hàng triệu giao dịch diễn ra mỗi ngày, hoạt động của các văn phòng công chứng gặp không ít khó khăn: từ tình trạng quá tải các giao dịch cần công chứng ở một số khu đô thị mới phát triển, nhưng cũng có nơi thiếu văn phòng công chứng, thiếu công chứng viên đủ điều kiện hành nghề, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa.

Công chứng điện rất phù hợp với chủ trương chuyển đổi số để ngành công chứng chuyển mình. Ảnh minh họa: VGP
Lần đầu tiên Luật Công chứng năm 2024 đã bổ sung giải pháp chính sách mới là công chứng điện tử mang đến làn gió mới tác động lớn đến ngành công chứng.
Đây là chính sách rất phù hợp với chủ trương chuyển đổi số để ngành công chứng chuyển mình, thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế số, xã hội số của đất nước.
Khi Luật Công chứng và Nghị định số 104/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Công chứng có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, với những quy định rõ ràng về quy trình công chứng điện tử trực tiếp và công chứng điện tử trực tuyến; quy định các yêu cầu đối với nền tảng công chứng điện tử đã tạo cơ sở pháp lý cho giải pháp công nghệ để phục vụ cộng đồng, tạo thuận lợi nhất cho công chứng viên hành nghề và người dân, doanh nghiệp trong các giao dịch dân sự.
Trên cơ sở các quy định pháp luật về công chứng điện tử, các nền tảng công chứng điện tử xuất hiện để triển khai thực hiện các quy định pháp luật về công chứng điện tử, trong đó có sự ra đời của ứng dụng eNotaryID - nền tảng công chứng điện tử do chính đội ngũ kỹ sư Việt Nam xây dựng, triển khai và làm chủ công nghệ.
eNotaryID không chỉ giúp công chứng viên xử lý nghiệp vụ linh hoạt trên nền tảng Web và Mobile, mà còn mang đến những giá trị rất cụ thể như: chứng thực bản sao điện tử, ký số từ xa, lưu trữ hồ sơ số, kiểm soát trạng thái giao dịch; kết nối CSDL dân cư của Bộ Công an, xác thực danh tính công dân, tích hợp sinh trắc học, so khớp khuôn mặt; quản lý hồ sơ nghiệp vụ, số hóa tài liệu theo chuẩn Luật Công chứng 2024, Nghị định 104/2025/NĐ-CP và Thông tư 05/2025/TT-BTP của Bộ Tư pháp.
Nhiều công chứng viên ở các địa phương như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hà Nội, Đà Nẵng… đã sử dụng và đánh giá tính hữu dụng, thiết thực của các tính năng eNotaryID.
Trong những năm gần đây, khi tình trạng lừa đảo, làm giả giấy tờ nhân thân, sở hữu tài sản ngày càng phổ biến thì ngay cả một số công chứng viên có nhiều kinh nghiệm cũng rất lo ngại khi thực hiện các thủ tục xác thực nhân thân, xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch khi thực hiện phương thức công chứng truyền thống.
Tuy nhiên, các chuyên gia công nghệ đã thiết kế ứng dụng eNotaryID với các tính năng số hóa toàn trình nghiệp vụ công chứng, bảo đảm pháp lý, bảo mật, an toàn dữ liệu, đặt vai trò của công chứng viên làm trung tâm, bảo vệ an toàn pháp lý cao nhất cho cả khách hàng lẫn công chứng viên trong từng giao dịch.
Ứng dụng eNotaryID do Công ty VTS phát triển, bảo đảm các tiêu chuẩn kết nối an toàn với CSDL dân cư quốc gia.
Để khuyến khích số hóa đồng bộ trên toàn quốc, các văn phòng công chứng thuộc vùng sâu, vùng xa, địa bàn kinh tế khó khăn như Lào Cai, Đắc Lắc… được hỗ trợ tối đa với chi phí thấp để phục vụ cộng đồng.