Công nghiệp quốc phòng Mỹ đình trệ vì thiếu nguồn antimon Nga

Công nghiệp quốc phòng Mỹ vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung antimon Nga, và khi thiếu nguyên tố này mọi việc sẽ trở nên rất rắc rối.

Mỹ đang lo lắng về ngành công nghiệp quốc phòng của mình do phụ thuộc nhiều vào nguồn antimon Nga. Nhà báo Bryant Harris đã viết về thực trạng này trong bài phân tích trên tờ Defense News.

Mỹ đang lo lắng về ngành công nghiệp quốc phòng của mình do phụ thuộc nhiều vào nguồn antimon Nga. Nhà báo Bryant Harris đã viết về thực trạng này trong bài phân tích trên tờ Defense News.

Mỹ không tự sản xuất antimon, một trong những thành phần quan trọng nhất trong việc chế tạo bom, đạn. Mỏ cuối cùng ở Mỹ cung cấp antimon đã dừng công việc khai thác vào năm 1997.

Mỹ không tự sản xuất antimon, một trong những thành phần quan trọng nhất trong việc chế tạo bom, đạn. Mỏ cuối cùng ở Mỹ cung cấp antimon đã dừng công việc khai thác vào năm 1997.

Giờ đây tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ chỉ dựa vào nhập khẩu antimon, phần lớn đến từ Nga và Trung Quốc. Do những nguồn cung cấp này, Mỹ có thể sản xuất ổn định hầu hết tất cả các loại đạn dược và một số loại thiết bị đặc biệt.

Giờ đây tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ chỉ dựa vào nhập khẩu antimon, phần lớn đến từ Nga và Trung Quốc. Do những nguồn cung cấp này, Mỹ có thể sản xuất ổn định hầu hết tất cả các loại đạn dược và một số loại thiết bị đặc biệt.

Bài báo viết: “Khoáng chất antimon rất quan trọng đối với chuỗi cung ứng công nghiệp quân sự và cần thiết cho việc sản xuất mọi thứ, từ đạn xuyên giáp và chất nổ đến vũ khí hạt nhân, cũng như nhiều thiết bị quân sự khác như kính nhìn đêm”.

Bài báo viết: “Khoáng chất antimon rất quan trọng đối với chuỗi cung ứng công nghiệp quân sự và cần thiết cho việc sản xuất mọi thứ, từ đạn xuyên giáp và chất nổ đến vũ khí hạt nhân, cũng như nhiều thiết bị quân sự khác như kính nhìn đêm”.

Sự phụ thuộc như vậy vào Liên bang Nga và Trung Quốc gây ra lo ngại trong Quốc hội Mỹ. Ủy ban Quân lực Hạ viện đã thực hiện nỗ lực đầu tiên để giải quyết tác động của việc thiếu antimon đối với chuỗi cung ứng.

Sự phụ thuộc như vậy vào Liên bang Nga và Trung Quốc gây ra lo ngại trong Quốc hội Mỹ. Ủy ban Quân lực Hạ viện đã thực hiện nỗ lực đầu tiên để giải quyết tác động của việc thiếu antimon đối với chuỗi cung ứng.

Ủy ban đã công bố dự luật và yêu cầu về việc người quản lý kho dự trữ quốc phòng phải báo cáo về lượng tài nguyên dự trữ vào tháng 10, cũng như đưa ra dự báo về mối đe dọa có thể xảy ra đối với nguồn cung.

Ủy ban đã công bố dự luật và yêu cầu về việc người quản lý kho dự trữ quốc phòng phải báo cáo về lượng tài nguyên dự trữ vào tháng 10, cũng như đưa ra dự báo về mối đe dọa có thể xảy ra đối với nguồn cung.

Thông báo cho biết: “Ủy ban lo ngại về các động lực địa chính trị gần đây trong quan hệ với Nga và Trung Quốc và cách điều này có thể đẩy nhanh sự gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt là đối với antimon".

Thông báo cho biết: “Ủy ban lo ngại về các động lực địa chính trị gần đây trong quan hệ với Nga và Trung Quốc và cách điều này có thể đẩy nhanh sự gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt là đối với antimon".

Ngoài ra, Dự luật đề xuất rằng Bộ Quốc phòng Mỹ được yêu cầu khởi xướng chính sách tái chế pin. Điều này sẽ giúp trả lại một số "kim loại quý, khoáng sản đất hiếm và các thành phần có tầm quan trọng chiến lược - coban và liti - cho các nguồn dự trữ chiến lược".

Ngoài ra, Dự luật đề xuất rằng Bộ Quốc phòng Mỹ được yêu cầu khởi xướng chính sách tái chế pin. Điều này sẽ giúp trả lại một số "kim loại quý, khoáng sản đất hiếm và các thành phần có tầm quan trọng chiến lược - coban và liti - cho các nguồn dự trữ chiến lược".

Các tác giả của dự luật đã chỉ ra trong báo cáo rằng Trung Quốc và Nga xếp thứ nhất và thứ hai trên thế giới về sản xuất antimon, nhưng Tajikistan đang củng cố vị thế của mình và đứng ở vị trí thứ ba.

Các tác giả của dự luật đã chỉ ra trong báo cáo rằng Trung Quốc và Nga xếp thứ nhất và thứ hai trên thế giới về sản xuất antimon, nhưng Tajikistan đang củng cố vị thế của mình và đứng ở vị trí thứ ba.

Các nhà lập pháp cũng nhấn mạnh rằng trữ lượng khoáng sản chiến lược của Mỹ đã sụt giảm một cách nguy hiểm trong 70 năm qua và điều này cần được cấp tốc thay đổi trong thời gian tới.

Các nhà lập pháp cũng nhấn mạnh rằng trữ lượng khoáng sản chiến lược của Mỹ đã sụt giảm một cách nguy hiểm trong 70 năm qua và điều này cần được cấp tốc thay đổi trong thời gian tới.

“Vào thời kỳ đỉnh điểm khi bắt đầu Chiến tranh Lạnh năm 1952, lượng dự trữ được định giá gần 42 tỷ đô la Mỹ - tính theo thời giá ngày nay. Tính đến năm ngoái, giá trị này đã giảm xuống còn 888 triệu đô la Mỹ", thông báo cho biết.

“Vào thời kỳ đỉnh điểm khi bắt đầu Chiến tranh Lạnh năm 1952, lượng dự trữ được định giá gần 42 tỷ đô la Mỹ - tính theo thời giá ngày nay. Tính đến năm ngoái, giá trị này đã giảm xuống còn 888 triệu đô la Mỹ", thông báo cho biết.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã thu hút sự chú ý đến vấn đề này vào mùa xuân, khi họ yêu cầu các nhà lập pháp cung cấp 253,5 triệu đô la Mỹ trong một dự luật cho phép mua thêm các khoáng sản cho dự trữ và nhu cầu quốc phòng.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã thu hút sự chú ý đến vấn đề này vào mùa xuân, khi họ yêu cầu các nhà lập pháp cung cấp 253,5 triệu đô la Mỹ trong một dự luật cho phép mua thêm các khoáng sản cho dự trữ và nhu cầu quốc phòng.

Cũng trong tháng 4, thành viên của Ủy ban Quân lực Hạ viện - ông Seth Moulton và các cộng sự đã yêu cầu tiểu ban về dự trữ quốc phòng cung cấp 264 triệu đô la Mỹ để tài trợ cho trữ lượng khoáng sản đang cạn kiệt vào năm 2023.

Cũng trong tháng 4, thành viên của Ủy ban Quân lực Hạ viện - ông Seth Moulton và các cộng sự đã yêu cầu tiểu ban về dự trữ quốc phòng cung cấp 264 triệu đô la Mỹ để tài trợ cho trữ lượng khoáng sản đang cạn kiệt vào năm 2023.

“Nguồn cung hiện tại không đủ để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của các cường quốc. Các kho dự trữ của Bộ Quốc phòng không còn đủ lượng dự trữ cần thiết trong trường hợp chuỗi cung ứng trên thế giới bị gián đoạn”, các nhà lập pháp viết.

“Nguồn cung hiện tại không đủ để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của các cường quốc. Các kho dự trữ của Bộ Quốc phòng không còn đủ lượng dự trữ cần thiết trong trường hợp chuỗi cung ứng trên thế giới bị gián đoạn”, các nhà lập pháp viết.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/cong-nghiep-quoc-phong-my-dinh-tre-vi-thieu-nguon-antimon-nga-post507248.antd