Dàn nghệ sĩ bị chỉ trích vì đóng 'Tôn Ngộ Không' thảm họa

Hai diễn viên chính Vương Ninh và Vương Lăng diễn xuất kém. Dàn nghệ sĩ kỳ cựu như Uông Việt, Chu Long Quảng xuất hiện ít.

 Sohu đưa tin bộ phim điện ảnh Ngộ Không chi Tiểu Thánh truyện phát hành online. Bộ phim được quảng bá có sự tham gia của dàn diễn viên Tây du ký bản kinh điển phát sóng năm 1986. Tuy nhiên, đó không phải là các diễn viên chính, quen mặt với công chúng, mà chỉ có diễn viên lồng tiếng cho Tôn Ngộ Không là Lý Thế Hoành, nam diễn viên Uông Việt, từng thể hiện vai Đường Tăng trong 4 tập sau đó rời đoàn.

Sohu đưa tin bộ phim điện ảnh Ngộ Không chi Tiểu Thánh truyện phát hành online. Bộ phim được quảng bá có sự tham gia của dàn diễn viên Tây du ký bản kinh điển phát sóng năm 1986. Tuy nhiên, đó không phải là các diễn viên chính, quen mặt với công chúng, mà chỉ có diễn viên lồng tiếng cho Tôn Ngộ Không là Lý Thế Hoành, nam diễn viên Uông Việt, từng thể hiện vai Đường Tăng trong 4 tập sau đó rời đoàn.

 Phật Tổ Như Lai được thể hiện bởi Chu Long Quảng, vai diễn Ngọc Hoàng do Vương Vệ Quốc đóng, không xuất hiện trong phiên bản 1986 mà ở phần Tây du tục tập cũng do CCTV sản xuất.

Phật Tổ Như Lai được thể hiện bởi Chu Long Quảng, vai diễn Ngọc Hoàng do Vương Vệ Quốc đóng, không xuất hiện trong phiên bản 1986 mà ở phần Tây du tục tập cũng do CCTV sản xuất.

 Theo QQ, việc sử dụng danh tiếng của phiên bản kinh điển khiến khán giả chú ý tới Ngộ Không chi Tiểu Thánh truyện, tuy nhiên, các nghệ sĩ kỳ cựu trên chỉ đảm nhận vai phụ. Hai vai chính thuộc về Vương Ninh đóng Tôn Tiểu Thánh - Mỹ hầu vương mới nhậm chức và Vương Lăng vai Kim Tiểu Bằng.

Theo QQ, việc sử dụng danh tiếng của phiên bản kinh điển khiến khán giả chú ý tới Ngộ Không chi Tiểu Thánh truyện, tuy nhiên, các nghệ sĩ kỳ cựu trên chỉ đảm nhận vai phụ. Hai vai chính thuộc về Vương Ninh đóng Tôn Tiểu Thánh - Mỹ hầu vương mới nhậm chức và Vương Lăng vai Kim Tiểu Bằng.

 Trong đó, Vương Ninh vốn là nghệ sĩ hài thuộc nhóm hài nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc Happy Twist. Nam diễn viên từng biểu diễn trong chương trình Xuân Vãn của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV. Nam nghệ sĩ từng thể hiện vai diễn Võ Đôn Nho trong Thần điêu đại hiệp 2006 và tham gia đóng vai phụ trong các phim nổi tiếng như Tiểu Lý phi đao, Thiên hạ đệ nhị, Xích Bích (của đạo diễn Ngô Vũ Sâm)...

Trong đó, Vương Ninh vốn là nghệ sĩ hài thuộc nhóm hài nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc Happy Twist. Nam diễn viên từng biểu diễn trong chương trình Xuân Vãn của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV. Nam nghệ sĩ từng thể hiện vai diễn Võ Đôn Nho trong Thần điêu đại hiệp 2006 và tham gia đóng vai phụ trong các phim nổi tiếng như Tiểu Lý phi đao, Thiên hạ đệ nhị, Xích Bích (của đạo diễn Ngô Vũ Sâm)...

 Theo QQ, kinh nghiệm đóng phim và đóng kịch sân khấu của Vương Ninh nhiều, song anh ít khi thể hiện vai nam chính. Hơn nữa, do diễn quen phong cách hài kịch, Vương Ninh thể hiện vai Tôn Tiểu Thánh thiếu sự nghiêm túc, chín chắn, nhiều nét bông đùa bỡn cợt, không phù hợp, khả năng võ thuật, nhào lộn kém. Các phân đoạn chiến đấu không đủ sức hấp dẫn.

Theo QQ, kinh nghiệm đóng phim và đóng kịch sân khấu của Vương Ninh nhiều, song anh ít khi thể hiện vai nam chính. Hơn nữa, do diễn quen phong cách hài kịch, Vương Ninh thể hiện vai Tôn Tiểu Thánh thiếu sự nghiêm túc, chín chắn, nhiều nét bông đùa bỡn cợt, không phù hợp, khả năng võ thuật, nhào lộn kém. Các phân đoạn chiến đấu không đủ sức hấp dẫn.

 Vương Lăng sinh năm 1991, từng đóng phim và đạo diễn một số bộ phim. Năm 2017, Vương Lăng vào top 10 đạo diễn của lễ trao giải Bạch Ngọc Lan. Được đánh giá là tài năng đa dạng, song khả năng diễn xuất của Vương Lăng chưa nổi bật.

Vương Lăng sinh năm 1991, từng đóng phim và đạo diễn một số bộ phim. Năm 2017, Vương Lăng vào top 10 đạo diễn của lễ trao giải Bạch Ngọc Lan. Được đánh giá là tài năng đa dạng, song khả năng diễn xuất của Vương Lăng chưa nổi bật.

 iFeng nhận xét hai nam chính Vương Ninh và Vương Lương diễn xuất bất ổn, thiếu cảm xúc. Họ không thể hiện được chuyển biến tâm lý nhân vật. "Buồn không buồn, vui không vui, đôi lúc lại giả tạo và cường điệu quá đà, Vương Ninh và Vương Lương mang đến cảm xúc hời hợt, diễn đại diễn đùa để lấy cát-xê", trang tin phê bình.

iFeng nhận xét hai nam chính Vương Ninh và Vương Lương diễn xuất bất ổn, thiếu cảm xúc. Họ không thể hiện được chuyển biến tâm lý nhân vật. "Buồn không buồn, vui không vui, đôi lúc lại giả tạo và cường điệu quá đà, Vương Ninh và Vương Lương mang đến cảm xúc hời hợt, diễn đại diễn đùa để lấy cát-xê", trang tin phê bình.

 QQ bình luận nhà sản xuất đã lợi dụng danh tiếng của phiên bản cũ để sản xuất một tác phẩm rác, kém chất lượng. Mang danh "Ngộ Không" nhưng nhân vật Tề Thiên Đại Thánh, lúc này đã được phong hào Đấu Chiến Thắng Phật chỉ xuất hiện khoảng 10 phút đầu và cuối phim. Thậm chí, khác với biệt hiệu "Đấu Chiến Thắng Phật", Tôn Ngộ Không không có phân cảnh chiến đấu, mà nói với nhân vật phản diện rằng mình sẽ sớm viên tịch, nhân vật phản diện nên từ bỏ hận thù, không nên quấy nhiễu nhân gian.

QQ bình luận nhà sản xuất đã lợi dụng danh tiếng của phiên bản cũ để sản xuất một tác phẩm rác, kém chất lượng. Mang danh "Ngộ Không" nhưng nhân vật Tề Thiên Đại Thánh, lúc này đã được phong hào Đấu Chiến Thắng Phật chỉ xuất hiện khoảng 10 phút đầu và cuối phim. Thậm chí, khác với biệt hiệu "Đấu Chiến Thắng Phật", Tôn Ngộ Không không có phân cảnh chiến đấu, mà nói với nhân vật phản diện rằng mình sẽ sớm viên tịch, nhân vật phản diện nên từ bỏ hận thù, không nên quấy nhiễu nhân gian.

 Thực tế, nam diễn viên Lý Thế Hoành sinh năm 1957, chỉ là người thường xuyên lồng tiếng cho nhân vật Tôn Ngộ Không, chứ chưa thể hiện nhân vật này trước đó. Vì vậy, vai Đấu Chiến Thắng Phật của Lý Thế Hoành để lại ấn tượng yếu đuối, bạc nhược cho khán giả.

Thực tế, nam diễn viên Lý Thế Hoành sinh năm 1957, chỉ là người thường xuyên lồng tiếng cho nhân vật Tôn Ngộ Không, chứ chưa thể hiện nhân vật này trước đó. Vì vậy, vai Đấu Chiến Thắng Phật của Lý Thế Hoành để lại ấn tượng yếu đuối, bạc nhược cho khán giả.

 Nam diễn viên Uông Việt thể hiện vai Nam Vô Chiên Đàn Công Đức Phật (Phật hiệu của Đường Tăng). Uông Việt chỉ đóng Đường Tam Tạng trong các tập như Ăn trộm nhân sâm, Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh... không quen thuộc với khán giả bằng Từ Thiếu Hoa hay Trì Trọng Thụy.

Nam diễn viên Uông Việt thể hiện vai Nam Vô Chiên Đàn Công Đức Phật (Phật hiệu của Đường Tăng). Uông Việt chỉ đóng Đường Tam Tạng trong các tập như Ăn trộm nhân sâm, Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh... không quen thuộc với khán giả bằng Từ Thiếu Hoa hay Trì Trọng Thụy.

 Tuy nhiên, vai diễn Đường Tăng cũng là nhân vật tiếng tăm nhất trong sự nghiệp của Uông Việt, nên ông tham gia nhiều bộ phim có liên quan tới Tây du ký. Trước đó, Uông Việt giảng dạy tại Học viện Hý khúc Trung Quốc, hiện tại nam diễn viên đã về hưu.

Tuy nhiên, vai diễn Đường Tăng cũng là nhân vật tiếng tăm nhất trong sự nghiệp của Uông Việt, nên ông tham gia nhiều bộ phim có liên quan tới Tây du ký. Trước đó, Uông Việt giảng dạy tại Học viện Hý khúc Trung Quốc, hiện tại nam diễn viên đã về hưu.

 Vai diễn Phật Tổ Như Lai trong Tôn Ngộ Không bản mới vẫn do Chu Long Quảng thể hiện. Trước đó, nghệ sĩ thành công với vai diễn này tới mức nhiều người sử dụng hình ảnh của ông để khắc tượng, vẽ tranh Phật Tổ Như Lai. Tuy nhiên, việc Chu Long Quảng xuất hiện trong một tác phẩm kém chất lượng, liên quan tới Tây du ký khiến khán giả cho rằng nghệ sĩ đang bào mòn tình yêu của công chúng cho nhân vật này.

Vai diễn Phật Tổ Như Lai trong Tôn Ngộ Không bản mới vẫn do Chu Long Quảng thể hiện. Trước đó, nghệ sĩ thành công với vai diễn này tới mức nhiều người sử dụng hình ảnh của ông để khắc tượng, vẽ tranh Phật Tổ Như Lai. Tuy nhiên, việc Chu Long Quảng xuất hiện trong một tác phẩm kém chất lượng, liên quan tới Tây du ký khiến khán giả cho rằng nghệ sĩ đang bào mòn tình yêu của công chúng cho nhân vật này.

 Ngộ Không chi Tiểu Thánh truyện kể về Tôn Tiểu Thánh và người anh em Kim Tiểu Bằng, là chuyên gia bắt yêu trừ ma. Họ sau đó trở mặt khi Kim Tiểu Bằng lộ thân phận là con trai của ma vương diệt thế, nhận nhiệm vụ gieo rắc tai ương khắp thiên hạ để báo thù cho cha. Đây vốn là ân oán do Tôn Ngộ Không gây ra, nhưng vì đã trở thành hậu duệ của "vua khỉ", Tôn Tiểu Thánh phải ra mặt chiến đấu với Kim Tiểu Bằng để cứu thế.

Ngộ Không chi Tiểu Thánh truyện kể về Tôn Tiểu Thánh và người anh em Kim Tiểu Bằng, là chuyên gia bắt yêu trừ ma. Họ sau đó trở mặt khi Kim Tiểu Bằng lộ thân phận là con trai của ma vương diệt thế, nhận nhiệm vụ gieo rắc tai ương khắp thiên hạ để báo thù cho cha. Đây vốn là ân oán do Tôn Ngộ Không gây ra, nhưng vì đã trở thành hậu duệ của "vua khỉ", Tôn Tiểu Thánh phải ra mặt chiến đấu với Kim Tiểu Bằng để cứu thế.

 Sohu đánh giá không chỉ thất bại trong cốt truyện, Ngộ Không chi Tiểu Thánh truyện còn nhận nhiều lời chê về kỹ xảo kém, bối cảnh đồ họa nghèo nàn, tạo hình xấu. Trên trang Douban và trang trình chiếu phim 90% bình luận của khán giả chê bai chất lượng, chỉ trích các nghệ sĩ phá hỏng tác phẩm kinh điển, biên kịch phim nghèo nàn ý tưởng, cố gắng ăn theo Tây du ký 1986.

Sohu đánh giá không chỉ thất bại trong cốt truyện, Ngộ Không chi Tiểu Thánh truyện còn nhận nhiều lời chê về kỹ xảo kém, bối cảnh đồ họa nghèo nàn, tạo hình xấu. Trên trang Douban và trang trình chiếu phim 90% bình luận của khán giả chê bai chất lượng, chỉ trích các nghệ sĩ phá hỏng tác phẩm kinh điển, biên kịch phim nghèo nàn ý tưởng, cố gắng ăn theo Tây du ký 1986.

Đồ Nam

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/dan-nghe-si-bi-chi-trich-vi-dong-ton-ngo-khong-tham-hoa-post1316039.html