Doanh nghiệp du lịch tìm cách vượt qua mùa dịch

Cắt giảm lao động, bố trí nghỉ việc luân phiên, thậm chí đóng cửa, không ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch ở Ninh Bình đang phải gồng mình trước những tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid -19.

Các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh vắng khách do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Trường Giang

Thiệt hại nặng nề

Từ đầu tháng 3tới nay, Doanh nghiệp tư nhân Ngôi Sao đã phải đóng cửa toàn bộ hoạt động đóntiếp khách tại Khu du lịch sinh thái động Thiên Hà. Ông Hà Huy Lợi, Giám đốcdoanh nghiệp cho biết, hơn 90% nhân sự (khoảng 150 người) của Công ty đã bị cắtgiảm, chỉ còn lại những bộ phận cần thiết để duy trì hoạt động như bảo vệ, nhânviên phụ trách điện chiếu sáng, kế toán… Tuy nhiên, với việc không có lợi nhuậnmà hàng ngày vẫn phải chi gần chục triệu đồng để trả lãi ngân hàng, đóng bảohiểm xã hội, trả lương nhân viên và duy trì hệ thống chiếu sáng trong hang đãkhiến chúng tôi thực sự đau đầu.

Trước bối cảnhdịch bệnh Covid -19, doanh nghiệp dịch vụ, lữ hành cũng là đối tượng chịu tácđộng mạnh. Tại Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Ninh Bình, một doanh nghiệpchuyên cung cấp các dịch vụ lữ hành trong và ngoài nước, hiện có 8 nhân viêntrực tiếp và hơn 30 hướng dẫn viên, nhân viên gián tiếp thì hầu hết cũng đangphải nghỉ vì không có việc làm. “Chúng tôi “ngủ đông” gần 2 tháng nay. Nếu tìnhhình này kéo dài, Công ty sẽ rất khó khăn. Thậm chí ngay cả khi hết dịch, việcthu hút lại lao động có chuyên môn cũng không phải dễ dàng gì” – ông Hoàng BìnhMinh, Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Ninh Bình nói.

Cũng giống nhưnhững khách sạn lớn tại Ninh Bình, tuy chưa phải dừng hoạt động nhưng lượngkhách của Khách sạn The Vissai đã giảm tới hơn 90%, chỉ còn lại một vài kháchlẻ. Anh Ngô Mạnh Sơn – Giám đốc Khách sạn The Vissai lo lắng: “Mặc dù đã thắtchặt chi tiêu trong vài tháng nay bằng cách cho nhân viên nghỉ luân phiên, cắtgiảm lượng điện nước tiêu thụ nhưng chúng tôi chỉ có thể cầm cự đến hết tháng4. Nếu tình hình dịch bệnh không được cải thiện chắc chắn chúng tôi phải xin sựtrợ giúp từ Tập đoàn”.

Hiện nay, gần 500cơ sở lưu trú, 25 doanh nghiệp lữ hành và kinh doanh điểm du lịch…của Ninh Bìnhđều đang trong tình trạng “ngủ đông”. Không có doanh thu, hầu hết các doanhnghiệp đều phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, vừa phải chủ động phòng, chốngdịch, vừa phải bảo đảm chất lượng phục vụ khi lượng khách giảm, giải quyết cáctình huống phát sinh do ảnh hưởng của dịch bệnh. Thậm chí, có doanh nghiệp phảiđối mặt với nguy cơ phá sản do doanh thu không thể bù đắp chi phí hoạt động,chi lương cho người lao động, chi trả tiền lãi vay ngân hàng, chi phí thuê mặtbằng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cùng các chi phí khác. Hiện giải phápmà doanh nghiệp thực hiện phổ biến là cắt giảm lao động, tiếp theo là cắt giảmchi phí, tạm dừng kinh doanh và cho nhân viên nghỉ. Đáng chú ý có một số doanh nghiệpcòn đang loay hoay chưa có giải pháp gì để ứng phó với những ảnh hưởng tiêu cựccủa dịch bệnh.

Doanh nghiệp nóng lòng chờ hỗtrợ

Ngày 4/3 vừa qua,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 11 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp báchtháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó vơídịch bệnh Covid-19. Theo đó, giải pháp hỗ trợ sẽ là gia hạn thời hạn nộp thuếvà tiền thuê đất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhómnợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Bà Dương ThịThanh, Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh cho rằng, những chính sách của Chính phủtrong thời điểm này sẽ góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.Tuy nhiên, để những chính sách này thực sự phát huy hiệu quả, chúng tôi mongmuốn nó sẽ được triển khai sớm và thuận lợi.

Tại thời điểmnày, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lưu trú đề xuất điều chỉnh giá điện áp dụngcho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất bởi vì tiền điệnchiếm phần lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Mặc dù đã phải đóng cưảnhưng hàng tháng họ vẫn phải tốn hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đồng để trảtiền điện. Nếu không sớm giảm giá thì sẽ rất căng thẳng.

Về chính sách hỗtrợ lãi suất ngân hàng, miễn giảm thuế, một số đơn vị bày tỏ băn khoăn về cáchmà các đơn vị này sẽ rà soát, đánh giá các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bơỉCovid-19. Bởi thực tế, việc này không đơn giản, có những doanh nghiệp dễ xácminh thiệt hại thông qua lịch sử kinh doanh (như du lịch, lưu trú, vận tải),nhưng cũng có nhiều trường hợp doanh nghiệp chịu ảnh hưởng gián tiếp thì rấtkhó định lượng. Trong thời gian tới, các ngân hàng và ngành Thuế cần phải cảitiến quy trình thủ tục nhanh gọn hơn, thông tin minh bạch và đầy đủ về tiêuchí, quy trình thủ tục để doanh nghiệp dễ dàng nhận được các khoản hỗ trợ.

Những mong muốnnày của doanh nghiệp là hoàn toàn chính đáng và các gói hỗ trợ càng triển khaisớm, doanh nghiệp càng yên tâm để lên kế hoạch khôi phục hoạt động hậu dịchbệnh.

Hà Phương - ĐàoDuy

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/doanh-nghiep-du-lich-tim-cach-vuut-qua-mua-dich-20200331083258615p15c43.htm