Đồng tiền Trung Quốc liên tục tăng mạnh, đạt mức vững chắc nhất kể từ 2018

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng lên 3,222 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 11, tăng 4,8 tỷ USD so với một tháng trước đó. Giá trị xuất khẩu tính theo đồng USD đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao thứ hai trong năm 2021.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã mạnh lên so với đồng USD vào thứ 4 vừa qua, đạt mức vững chắc nhất kể từ tháng 5 năm 2018, mặc dù các nhà phân tích cho rằng rủi ro mất giá đang tăng lên.

Bắc Kinh thích đồng nhân dân tệ được giao dịch trong một phạm vi ổn định thay vì gia tăng giá cao để quốc gia này có thể chịu được những sóng gió từ suy thoái kinh tế. Ảnh: Reuters.

Trong giao dịch cuối phiên, đồng nhân dân tệ trong nước chạm mức 6,3477 so với USD, tăng từ mức 6,3515 CNY/USD trong phiên giao dịch buổi sáng, trong khi đồng nhân dân tệ nước ngoài giao dịch ở mức 6,3459 CNY/USD

Tỷ giá hối đoái nhân dân tệ cao hơn có nghĩa là cần ít nhân dân tệ hơn để mua một USD, điều này cho thấy đồng tiền Trung Quốc đã mạnh hơn.

Trong khi đó, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng lên 3,222 nghìn USD vào cuối tháng 11, tăng 4,8 tỷ USD so với một tháng trước đó, theo dữ liệu từ Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước (SAFE) được công bố vào thứ 3.

Wang Chunying, phó giám đốc và phát ngôn viên của cơ quan quản lý hối đoái cho biết giao dịch trên thị trường ngoại hối của Trung Quốc vẫn diễn ra nhanh chóng và dòng vốn xuyên biên giới phần lớn ổn định vào tháng trước.

Wang nói: “Dưới tác động kết hợp của việc chuyển đổi tỷ giá hối đoái và thay đổi giá tài sản, quy mô dự trữ ngoại hối đã tăng lên trong tháng.”

Các nhà phân tích cho rằng sức mạnh của đồng nhân dân tệ và sự tăng trưởng của dự trữ ngoại hối là do thặng dư thương mại lớn của Trung Quốc, đạt 72 tỷ USD vào tháng 11 trong bối cảnh xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay. Giá trị xuất khẩu tính theo USD đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là mức tăng hàng tháng cao thứ hai trong năm 2021.

Wen Bin, nhà phân tích trưởng tại Ngân hàng Minsheng Trung Quốc, cho biết trong một lưu ý ngày hôm nay: “Các quỹ đầu tư chảy vào thị trường chứng khoán của Trung Quốc tiếp tục duy trì dòng vốn ròng, với việc tổng dòng tiền vào tháng 11 là 18,49 tỷ nhân dân tệ. Điều này đã hỗ trợ sự ổn định của dự trữ ngoại hối của Trung Quốc.”

Các nhà phân tích tại Commerzbank cho biết thặng dư thương mại của Trung Quốc có thể sớm vượt quá 600 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm 2015.

Ngân hàng Commerzbank cho biết: “Đồng tiền của Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ thặng dư kha khá vào lúc này. Tuy nhiên, triển vọng của đồng nhân dân tệ vẫn thiên về nhược điểm nhiều hơn do triển vọng tăng trưởng chậm hơn và cục dự trữ liên bang Mỹ Fed bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ”.

Trong hai ngày điều trần trước Quốc hội Mỹ vào tuần trước, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell cho biết ngân hàng Trung ương nước này đang sẵn sàng tăng gấp đôi tốc độ thu mua tài sản của mình từ 15 tỷ USD lên 30 tỷ USD.

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc, động lực chính của nền kinh tế trong năm nay, dự kiến sẽ chậm lại do nhiều quốc gia dần dần nối lại các hoạt động bình thường của chuỗi cung ứng sau khi nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch.

Ngân hàng Commerzbank cho biết: “đồng USD mạnh hơn do chính sách thắt chặt có thể sẽ là chủ đề chính trong những năm tới, trong khi Trung Quốc có dư địa nhỏ hơn nhiều để điều động, điều này ngụ ý rằng rủi ro giảm giá đối với đồng tiền Trung Quốc rất có thể sẽ xảy ra.”

Đặc biệt, chính sách tiền tệ khác biệt giữa Trung Quốc, Mỹ và các nước đang phát triển khác có thể tạo ra sự biến động trong tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ, gây ra dòng chảy quỹ.

Do Bắc Kinh muốn đồng nhân dân tệ được giao dịch trong một phạm vi ổn định để chịu đòn từ suy thoái kinh tế, nên sự biến động tiền tệ gia tăng sẽ khiến Trung Quốc khó đạt được sự cân bằng giữa tăng trưởng, nợ và đòn bẩy.

Lu Lei, phó giám đốc SAFE, đã kêu gọi phối hợp tiền tệ “hiệu quả hơn” với các nước phát triển vào tuần trước, trong khi PBOC cho biết trong báo cáo chính sách tiền tệ quý 3 vào tháng 11 rằng họ sẽ áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm cả việc làm cho đồng nhân dân tệ linh hoạt hơn.”

Trái ngược với Mỹ, Trung Quốc đang bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ. PBOC hôm thứ 2 cho biết họ sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại lớn 0,5 điểm phần trăm, giải phóng thanh khoản dài hạn trị giá 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ vào hệ thống liên ngân hàng vào ngày 15 tháng 12, với mục đích hỗ trợ nền kinh tế Trung Quốc giữa bối cảnh sóng gió gia tăng.

Natixis cho biết trong một ghi chú nghiên cứu hôm thứ 3 rằng: “Điều quan trọng cần lưu ý là chính sách của Trung Quốc thay đổi vào thời điểm mà hầu hết các ngân hàng trung ương lớn, đặc biệt là Fed, sẽ bắt đầu giảm dần và có thể tăng lãi suất ở giai đoạn sau.”

Theo ông: “Sự khác biệt trong chính sách tiền tệ có thể lôi kéo dòng vốn danh mục đầu tư ra khỏi Trung Quốc và do đó làm phục hồi hiệu suất hoạt động mạnh mẽ của đồng nhân dân tệ.”

Huy Hoàng (Theo SCMP )

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/dong-tien-trung-quoc-lien-tuc-tang-manh-dat-muc-vung-chac-nhat-ke-tu-2018-post171369.html