Được mùa được giá, người trồng cam ở Bắc Giang dự kiến thu tiền tỷ

Vượt qua khó khăn do dịch bệnh COVID-19, thời điểm này, người trồng cam ở Bắc Giang đang hối hả thu hoạch vườn cam để cung ứng ra thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, với mẫu mã đa dạng, đẹp mắt...ước tính mỗi vụ thu về hàng tỷ đồng cho mỗi gia đình.

Con đường từ trung tâm thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) dẫn vào trang trại cây ăn quả của gia đình anh Trần Quang Hợp thôn Lai Hòa, xã Quý Sơn quanh co, uốn lượn. Tiếng cười nói rộn ràng của các nhân công đang thu hoạch cam lọt giữa "rừng cam" đường Canh chín mọng, nặng trĩu quả.

Con đường từ trung tâm thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) dẫn vào trang trại cây ăn quả của gia đình anh Trần Quang Hợp thôn Lai Hòa, xã Quý Sơn quanh co, uốn lượn. Tiếng cười nói rộn ràng của các nhân công đang thu hoạch cam lọt giữa "rừng cam" đường Canh chín mọng, nặng trĩu quả.

Trong những ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang cận kề, vượt qua những khó khăn do dịch COVID-19, “thủ phủ” trái cây ăn quả lớn nhất ở Bắc Giang luôn tấp nập người mua kẻ bán, xe tải nối đuôi nhau chở hàng trăm tấn cam tỏa đi khắp các chợ đầu mối trên cả nước.

Trong những ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang cận kề, vượt qua những khó khăn do dịch COVID-19, “thủ phủ” trái cây ăn quả lớn nhất ở Bắc Giang luôn tấp nập người mua kẻ bán, xe tải nối đuôi nhau chở hàng trăm tấn cam tỏa đi khắp các chợ đầu mối trên cả nước.

Vụ cam Lục Ngạn 2021 được mùa được giá khiến các nhân công thu hoạch cam cũng tất bật hơn và có thu nhập hơn với hơn 300.000 đồng/ngày công. Họ hăng say phân loại những quả cam đường Canh đạt tiêu chuẩn mẫu mã, đóng thành từng thùng để thương lái vận chuyển dễ dàng về các chợ đầu mối của Hà Nội và các tỉnh lân cận tiêu thụ.

Vụ cam Lục Ngạn 2021 được mùa được giá khiến các nhân công thu hoạch cam cũng tất bật hơn và có thu nhập hơn với hơn 300.000 đồng/ngày công. Họ hăng say phân loại những quả cam đường Canh đạt tiêu chuẩn mẫu mã, đóng thành từng thùng để thương lái vận chuyển dễ dàng về các chợ đầu mối của Hà Nội và các tỉnh lân cận tiêu thụ.

Anh Trần Quang Hợp ở thôn Lai Hòa, xã Quy Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết, năm nay gia đình anh có 300 gốc cam đường Canh trên diện tích 5.000 m2, ước tính cho thu hoạch được khoảng 30 tấn cam thương phẩm. Theo đó, với giá buôn thương lái chốt tại vườn là 46.000 nghìn đồng/kg, trừ hết các chi phí, vụ tết này gia đình anh Hợp sẽ thu về lợi nhuận hơn 1,5 tỷ đồng.

Anh Trần Quang Hợp ở thôn Lai Hòa, xã Quy Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết, năm nay gia đình anh có 300 gốc cam đường Canh trên diện tích 5.000 m2, ước tính cho thu hoạch được khoảng 30 tấn cam thương phẩm. Theo đó, với giá buôn thương lái chốt tại vườn là 46.000 nghìn đồng/kg, trừ hết các chi phí, vụ tết này gia đình anh Hợp sẽ thu về lợi nhuận hơn 1,5 tỷ đồng.

“Để làm ra được một sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp đến tay khách hàng, người nông dân phải chăm sóc rất nhiều khâu kỹ lưỡng. Đầu tiên là chăm sóc cho cây được khỏe mạnh, cuối năm thì khoanh siết nước, phun thuốc ủ hoa, bón phân, sau khi hoa đã thành thục ở trên cành rồi thì kết hợp với chăm bón phân, tưới nước, thuốc vi sinh để cho sản phẩm được đạt theo yêu cầu của VietGap” - anh Hợp cho biết.

“Để làm ra được một sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp đến tay khách hàng, người nông dân phải chăm sóc rất nhiều khâu kỹ lưỡng. Đầu tiên là chăm sóc cho cây được khỏe mạnh, cuối năm thì khoanh siết nước, phun thuốc ủ hoa, bón phân, sau khi hoa đã thành thục ở trên cành rồi thì kết hợp với chăm bón phân, tưới nước, thuốc vi sinh để cho sản phẩm được đạt theo yêu cầu của VietGap” - anh Hợp cho biết.

Bà Ngô Thị Cúc, thôn Lai Hòa, xã Quy Sơn (Bắc Giang) chia sẻ, vào những mùa thu hoạch nông sản, người nông dân thay vì phải trông chờ vào vụ vải thiều, thì giờ đây họ có thể tranh thủ thu hoạch cam thuê cho thương lái với thu nhập 300.000 đồng/ngày.

Bà Ngô Thị Cúc, thôn Lai Hòa, xã Quy Sơn (Bắc Giang) chia sẻ, vào những mùa thu hoạch nông sản, người nông dân thay vì phải trông chờ vào vụ vải thiều, thì giờ đây họ có thể tranh thủ thu hoạch cam thuê cho thương lái với thu nhập 300.000 đồng/ngày.

“Đặc biệt, việc thu hoạch trái cây ăn quả như cam, bưởi lại dễ dàng hơn so với vải, vì vải thiều đòi hỏi người dân phải nắm bắt được kỹ thuật bó thành từng cụm tránh dập nát, hư hỏng trong khâu vận chuyển. Còn đối với cam, bưởi chỉ cần cắt rồi để vào thùng vận chuyển đến nơi sàng lọc nên không tốn nhiều công đoạn lại hiệu quả cao” - bà Cúc nói.

“Đặc biệt, việc thu hoạch trái cây ăn quả như cam, bưởi lại dễ dàng hơn so với vải, vì vải thiều đòi hỏi người dân phải nắm bắt được kỹ thuật bó thành từng cụm tránh dập nát, hư hỏng trong khâu vận chuyển. Còn đối với cam, bưởi chỉ cần cắt rồi để vào thùng vận chuyển đến nơi sàng lọc nên không tốn nhiều công đoạn lại hiệu quả cao” - bà Cúc nói.

Người đi thu hoạch cam thuê ở Lục Ngạn rất phấn khởi vì có thêm thu nhập trong dịp tết này.

Người đi thu hoạch cam thuê ở Lục Ngạn rất phấn khởi vì có thêm thu nhập trong dịp tết này.

Anh Từ Văn Sảng, thôn Trại 3, xã Quy Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 khiến cho các mặt hàng, như phân bón, thuốc vi sinh… đều tăng mạnh. Tuy nhiên, do gia đình áp dụng đúng kỹ thuật cây trồng, cộng thêm khí hậu thổ nhưỡng tốt giúp cho cây sinh trưởng khỏe mạnh, đạt năng suất cao. “Với 700 gốc cam loại ngon đặc biệt trên diện tích 1 heccta, gia đình tôi thu về trên 30 tấn thương phẩm, với giá thương lái mua tại vườn là 67.000 nghìn đồng/kg, cho thu nhập gần 2 tỷ đồng” - anh Sảng cho biết.

Anh Từ Văn Sảng, thôn Trại 3, xã Quy Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 khiến cho các mặt hàng, như phân bón, thuốc vi sinh… đều tăng mạnh. Tuy nhiên, do gia đình áp dụng đúng kỹ thuật cây trồng, cộng thêm khí hậu thổ nhưỡng tốt giúp cho cây sinh trưởng khỏe mạnh, đạt năng suất cao. “Với 700 gốc cam loại ngon đặc biệt trên diện tích 1 heccta, gia đình tôi thu về trên 30 tấn thương phẩm, với giá thương lái mua tại vườn là 67.000 nghìn đồng/kg, cho thu nhập gần 2 tỷ đồng” - anh Sảng cho biết.

Theo anh Sảng, để cho ra sản phẩm chất lượng tốt đến người tiêu dùng, thì người trồng cam phải rất am hiểu đặc tính của cây cam, bởi vì cây cam tượng trưng cho sự giàu sang phú quý, nên rất khó tính và đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về khâu chăm sóc. “Đầu tiên, gia đình tôi phải dùng toàn bộ là phân hữu cơ vi sinh được làm từ bột đậu tương, ngô. Đặc biệt trong thời điểm cam đã vào vụ thì phải kết hợp tăng cường ngô và đỗ, nhằm tạo cho quả cam được to tròn, ngọt thanh, mẫu mã đẹp”.

Theo anh Sảng, để cho ra sản phẩm chất lượng tốt đến người tiêu dùng, thì người trồng cam phải rất am hiểu đặc tính của cây cam, bởi vì cây cam tượng trưng cho sự giàu sang phú quý, nên rất khó tính và đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về khâu chăm sóc. “Đầu tiên, gia đình tôi phải dùng toàn bộ là phân hữu cơ vi sinh được làm từ bột đậu tương, ngô. Đặc biệt trong thời điểm cam đã vào vụ thì phải kết hợp tăng cường ngô và đỗ, nhằm tạo cho quả cam được to tròn, ngọt thanh, mẫu mã đẹp”.

Chị Lâm Thị Bình vợ anh Sảng (bên trái) cho biết thêm: “Dù ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 khiến giá cam không được như mong muốn nhưng bù lại sản lượng tăng gấp đôi. Đặc biệt, thị trường lại có phần sôi nổi và ổn định hơn mọi năm, giúp gia đình tôi có cái Tết đầm ấm, hạnh phúc”.

Chị Lâm Thị Bình vợ anh Sảng (bên trái) cho biết thêm: “Dù ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 khiến giá cam không được như mong muốn nhưng bù lại sản lượng tăng gấp đôi. Đặc biệt, thị trường lại có phần sôi nổi và ổn định hơn mọi năm, giúp gia đình tôi có cái Tết đầm ấm, hạnh phúc”.

Anh Nguyễn Bá Đức, một thương lái người Hà Nội cho biết, đã hơn 6 năm nay anh Đức thường đến Lục Ngạn để đặt cọc, thu mua các vườn cam rồi đổ buôn cho các chợ đầu mối huyện Hoài Đức, Hà Nội. "Cam lòng vàng Lục Ngạn khi mang về Hà Nội khiến mọi người lầm tưởng là cam Cao Phong, vì cam có vị ngọt, ngon giống hệt cam Cao Phong ở Hòa Bình. Thậm chí có nhiều người còn mang cam Lục Ngạn về Cao Phong để bán với giá cao" - anh Đức chia sẻ.

Anh Nguyễn Bá Đức, một thương lái người Hà Nội cho biết, đã hơn 6 năm nay anh Đức thường đến Lục Ngạn để đặt cọc, thu mua các vườn cam rồi đổ buôn cho các chợ đầu mối huyện Hoài Đức, Hà Nội. "Cam lòng vàng Lục Ngạn khi mang về Hà Nội khiến mọi người lầm tưởng là cam Cao Phong, vì cam có vị ngọt, ngon giống hệt cam Cao Phong ở Hòa Bình. Thậm chí có nhiều người còn mang cam Lục Ngạn về Cao Phong để bán với giá cao" - anh Đức chia sẻ.

Theo các hộ gia đình trồng cam tại huyện Lục Ngạn, năm nay, một cây cam đến vụ mùa cho thu hoạch đạt sản lượng từ 200 - 300kg/cây.

Theo các hộ gia đình trồng cam tại huyện Lục Ngạn, năm nay, một cây cam đến vụ mùa cho thu hoạch đạt sản lượng từ 200 - 300kg/cây.

Theo báo cáo của UBND huyện Lục Ngạn, tổng sản lượng tiêu thu cam tính đến ngày 13/1/2022 là 33.678 tấn, đạt gần 76,54%, xuất đi các tỉnh, thành như: Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên và các tỉnh phía Nam…

Theo báo cáo của UBND huyện Lục Ngạn, tổng sản lượng tiêu thu cam tính đến ngày 13/1/2022 là 33.678 tấn, đạt gần 76,54%, xuất đi các tỉnh, thành như: Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên và các tỉnh phía Nam…

Theo giới buôn cam Lục Ngạn, cam lòng vàng Lục Ngạn vừa thơm mát, vừa ngọt thanh khiến người ăn cảm nhận không khác vị cam Cao Phong hay cam Vinh nổi tiếng.

Theo giới buôn cam Lục Ngạn, cam lòng vàng Lục Ngạn vừa thơm mát, vừa ngọt thanh khiến người ăn cảm nhận không khác vị cam Cao Phong hay cam Vinh nổi tiếng.

Ông Nguyễn Thế Thi – Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho biết, dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến đời sống bà con là rất lớn, song năm nay lại được vụ mùa cho sản lượng tăng hơn so với những năm về trước, nên bà con nhân dân rất vui mừng, phấn khởi. “Để tiếp tục và phát triển bền vững các loại mô hình trồng cây ăn quả, UBND huyện đã phối hợp với bà con làm sao trồng được cây ăn quả theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật, cộng thêm thiên nhiên, khí hậu ưu đãi người dân Lục Ngạn nhằm phát triển mô hình bền vững”./.

Ông Nguyễn Thế Thi – Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho biết, dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến đời sống bà con là rất lớn, song năm nay lại được vụ mùa cho sản lượng tăng hơn so với những năm về trước, nên bà con nhân dân rất vui mừng, phấn khởi. “Để tiếp tục và phát triển bền vững các loại mô hình trồng cây ăn quả, UBND huyện đã phối hợp với bà con làm sao trồng được cây ăn quả theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật, cộng thêm thiên nhiên, khí hậu ưu đãi người dân Lục Ngạn nhằm phát triển mô hình bền vững”./.

Tiến Dũng-Văn Giang/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/duoc-mua-duoc-gia-nguoi-trong-cam-o-bac-giang-du-kien-thu-tien-ty-post918896.vov