Giáo dục truyền thống cho học sinh qua việc gói bánh chưng ngày Tết

Mặc dù chưa đến tết Nguyên đán, nhưng nhiều phụ huynh ở Thanh Hóa đã phối hợp với các thầy cô giáo giúp các con ôn lại phong tục tết cổ truyền của dân tộc thông qua việc tổ chức gói bánh chưng.

Dưới sự hướng dẫn của cô giáo và phụ huynh, các em học sinh rất hào hứng khi được tự tay gói từng chiếc bánh chưng.

Dưới sự hướng dẫn của cô giáo và phụ huynh, các em học sinh rất hào hứng khi được tự tay gói từng chiếc bánh chưng.

Khi bắt tay vào việc, em nào cũng cảm thấy bỡ ngỡ bởi hầu hết các em chưa được gói bánh bao giờ.

Khi bắt tay vào việc, em nào cũng cảm thấy bỡ ngỡ bởi hầu hết các em chưa được gói bánh bao giờ.

Những chiếc bánh được các em gói một cách say mê, tỉ mỉ.

Những chiếc bánh được các em gói một cách say mê, tỉ mỉ.

Nhiều học sinh thích thú khi lần đầu tiên được tự tay gói bánh.

Nhiều học sinh thích thú khi lần đầu tiên được tự tay gói bánh.

Niềm vui hiện rõ lên khuôn mặt của các em.

Niềm vui hiện rõ lên khuôn mặt của các em.

Từ những hạt gạo nếp, những chiếc lá dong, qua bàn tay của các em học sinh đã trở thành những chiếc bánh vuông vắn.

Từ những hạt gạo nếp, những chiếc lá dong, qua bàn tay của các em học sinh đã trở thành những chiếc bánh vuông vắn.

Trong nhịp sống hiện đại, truyền thống văn hóa qua những chiếc bánh chưng ngày Tết vẫn rất cần trao truyền lại cho thế hệ hôm nay.

Trong nhịp sống hiện đại, truyền thống văn hóa qua những chiếc bánh chưng ngày Tết vẫn rất cần trao truyền lại cho thế hệ hôm nay.

Ngoài việc gói bánh chưng, các em còn được hướng dẫn làm bánh răng bừa.

Ngoài việc gói bánh chưng, các em còn được hướng dẫn làm bánh răng bừa.

Bên cạnh đó, Tết xưa còn được tái hiện qua hình ảnh ông đồ cho chữ.

Bên cạnh đó, Tết xưa còn được tái hiện qua hình ảnh ông đồ cho chữ.

Cô Đỗ Thị Hương, giáo viên chủ nhiệm lớp 6F, Trường THCS Trần Mai Ninh (TP Thanh Hóa) chia sẻ: Đây là một hoạt động nhằm giúp các em học sinh hiểu được ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền - một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Từ đó, tạo ra một sân chơi lành mạnh, có ý nghĩa giáo dục kỹ năng sống cho mỗi học sinh. Đồng thời, giúp các em giải tỏa bớt mệt mỏi sau những ngày học hành căng thẳng.

Cô Đỗ Thị Hương, giáo viên chủ nhiệm lớp 6F, Trường THCS Trần Mai Ninh (TP Thanh Hóa) chia sẻ: Đây là một hoạt động nhằm giúp các em học sinh hiểu được ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền - một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Từ đó, tạo ra một sân chơi lành mạnh, có ý nghĩa giáo dục kỹ năng sống cho mỗi học sinh. Đồng thời, giúp các em giải tỏa bớt mệt mỏi sau những ngày học hành căng thẳng.

Ngoài sự gắn kết yêu thương, đây cũng là dịp bồi đắp cho các em tình yêu quê hương đất nước.

Ngoài sự gắn kết yêu thương, đây cũng là dịp bồi đắp cho các em tình yêu quê hương đất nước.

Được biết, sau khi hoàn thành, những chiếc bánh chưng này sẽ được trao tặng cho các bạn nhỏ tại Làng trẻ SOS Thanh Hóa.

Được biết, sau khi hoàn thành, những chiếc bánh chưng này sẽ được trao tặng cho các bạn nhỏ tại Làng trẻ SOS Thanh Hóa.

Hoài Thu - Hoàng Đông

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/doi-song-xa-hoi/giao-duc-truyen-thong-cho-hoc-sinh-qua-viec-goi-banh-chung-ngay-tet/176344.htm