'Gió thay chiều, thuyền đổi buồm'Từ quản lý hành chínhsang quản trị xã hội

Làm cán bộ xã thường ví như người cầm lái chiếc thuyền nhỏ. Trong dòng chảy biến động của xã hội hôm nay, lãnh đạo xã, phường không chỉ là người giữ chặt tay lái, mà phải biết lắng nghe tiếng sóng, nhìn hướng gió; không làm theo dân, mà là làm cùng dân; gieo niềm tin để người dân đứng dậy làm chủ chính mình....

m cán bộ xã thường ví như người cầm lái chiếc thuyền nhỏ. Trong dòng chảy biến động của xã hội hôm nay, lãnh đạo xã, phường không chỉ là người giữ chặt tay lái, mà phải biết lắng nghe tiếng sóng, nhìn hướng gió; không làm theo dân, mà là làm cùng dân; gieo niềm tin để người dân đứng dậy làm chủ chính mình....

Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Nghĩa Trụ (tỉnh Hưng Yên) lần thứ nhất, ngày 14/7/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ xã có khả năng ứng dụng công nghệ số, hiểu dân, sâu sát thực tiễn. Ảnh: Nhân Dân

Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Nghĩa Trụ (tỉnh Hưng Yên) lần thứ nhất, ngày 14/7/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ xã có khả năng ứng dụng công nghệ số, hiểu dân, sâu sát thực tiễn. Ảnh: Nhân Dân

Một buổi trưa hè, ghé thăm một xã miền sông nước. Trong căn phòng họp nhỏ, đồng chí Chủ tịch xã rót chén trà, rồi vừa thở dài, vừa nói: “Trên chỉ đạo thì em làm, dân phản ứng thì em chịu, họp dân mãi cũng ít người nghe… Thật sự, làm lãnh đạo xã bây giờ không dễ chút nào”. Câu nói ấy không mới, nhưng vẫn khiến tôi suy nghĩ rất lâu.

Bởi lẽ, trong dòng chảy biến động của xã hội hôm nay, nếu chúng ta vẫn giữ tư duy điều hành bằng mệnh lệnh, kiểm tra bằng sổ sách, triển khai bằng khẩu hiệu, thì e rằng con thuyền quản lý sẽ gặp gió ngược. Đã đến lúc phải “đổi buồm”, từ tư duy quản lý hành chính sang tư duy quản trị xã hội.

Quản lý - con thuyền một ch

è

o

Ngày trước, làm cán bộ xã thường ví như người cầm lái một chiếc thuyền nhỏ. Mình cầm chèo, cầm bánh lái, vừa lái vừa chống, vừa ra chỉ đạo, vừa đi kiểm tra. Đường đi có sẵn, bản đồ có sẵn, nhiệm vụ rõ ràng: làm theo chỉ tiêu, theo hướng dẫn, theo văn bản. Mọi chuyện gần như tuyến tính, trên xuống dưới, từ nhà nước ra dân.

Cách làm ấy giúp giữ trật tự, ổn định trong giai đoạn trước. Nhưng giờ đây, dòng chảy xã hội không còn bằng phẳng. Người dân có nhiều kênh thông tin, nhiều nhu cầu, nhiều kỳ vọng hơn. Một mình chèo thuyền, dù giỏi mấy, cũng không xuể.

Cán bộ xã Thanh Phong, tỉnh Nghệ An chỉ đạo việc mở rộng, nâng cấp đường giao thông nông thôn. Ảnh Mai Hoa

Cán bộ xã Thanh Phong, tỉnh Nghệ An chỉ đạo việc mở rộng, nâng cấp đường giao thông nông thôn. Ảnh Mai Hoa

Quản trị xã hội - cánh buồm đồng hành

Quản trị xã hội không phải là bỏ đi vai trò của nhà nước, mà là mở rộng vòng tay để người dân, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng cùng tham gia vào việc xây dựng, vận hành và giải quyết vấn đề xã hội. Lãnh đạo xã không còn là người “đứng trên”, mà là người kết nối giữa các chủ th, tạo ra không gian để các ý tưởng, sáng kiến, nguồn lực xã hội có thể tương tác và phối hợp.

Khác với quản lý, vốn thiên về kiểm soát, giám sát, mệnh lệnh, thì quản trị là nghệ thuật của sự đồng thuận và dẫn dắt. Ở đó, đối thoại quan trọng hơn chỉ đạo, lắng nghe quan trọng hơn báo cáo, hợp tác quan trọng hơn phân cấp.

Một ví dụ nhỏ từ đời sống

Ở một xã khác, có chuyện bà con phản ứng gay gắt khi chính quyền định đóng cửa chợ tự phát để mở đường. Trước đây, cán bộ cứ theo quy hoạch, ra văn bản cưỡng chế. Lần này, chính quyền đổi cách, tổ chức đối thoại cộng đồng, mời cả tiểu thương, dân cư, trưởng ấp, hội phụ nữ, đoàn thể cùng bàn. Bất ngờ thay, sau ba buổi họp dân, người dân chính là người đề xuất phương án di dời hợp lý, còn cam kết hỗ trợ nhau làm lại kế sinh nhai.

Đó không phải là làm theo dân, mà là m cùng dân. Khi người dân thấy mình là một phần của quyết định, họ sẵn sàng gánh vác. Đó là quản trị.

Cán bộ phường Tây Hồ, TP. Hà Nội hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính. Ảnh: Qdnd.vn

Cán bộ phường Tây Hồ, TP. Hà Nội hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính. Ảnh: Qdnd.vn

Từ “giao việc” sang “ trao quyền”

Làm quản lý, ta thường hỏi: Làm sao để dân nghe?

Làm quản trị, ta học cách hỏi: Làm sao để dân cùng làm, cùng nghĩ?

Làm quản lý, ta đặt câu hỏi: Ai chịu trách nhiệm?

Làm quản trị, ta cùng nhau hỏi: Chúng ta cùng chịu trách nhiệm gì và làm thế nào để mỗi người đều góp phần?

Một trong những thay đổi quan trọng là trao quyền cho cộng đồng. Khi một hội quán và những thiết chế mang tính tự quản khác, tự đề xuất mô hình thu gom rác. Khi một tổ phụ nữ tự vận động phân loại rác tại nguồn. Khi thanh niên trong xã tổ chức lớp học kỹ năng sống cho học sinh nghèo. Đó chính là lúc xã hội đang tự vận hành với ít áp lực hơn cho chính quyền vốn hạn chế về nguồn lực, từ con người đến ngân sách.

Nhưng nếu không có tư duy quản trị, ta dễ quay về cách cũ: đưa ra kế hoạch từ trên xuống, áp chỉ tiêu rồi báo cáo hoàn thành. Dân mệt, cán bộ cũng mỏi.

Đà Nẵng có đường dây nóng hỗ trợ người dân và cán bộ cấp xã trong vận hành chính quyền hai cấp. Ảnh: Tấn Việt

Đà Nẵng có đường dây nóng hỗ trợ người dân và cán bộ cấp xã trong vận hành chính quyền hai cấp. Ảnh: Tấn Việt

Đi chậm để đi xa

Lãnh đạo xã, phường không còn chỉ là người giữ chặt tay lái, mà phải biết lắng nghe tiếng sóng, nhìn hướng gió. Quản trị xã hội không đến từ mệnh lệnh, mà đến từ sự thấu cảm và kiên nhẫn xây dựng lòng tin.

Một cộng đồng được quản trị tốt là một cộng đồng mà chính quyền và người dân cùng nhau định hình tương lai. Mỗi lãnh đạo xã, phường không chỉ là người giải quyết vấn đề, mà là người gợi mở năng lực cộng đồng, gieo niềm tin để người dân đứng dậy làm chủ chính mình.

Chuyển từ quản lý hành chính sang quản trị xã hội không chỉ là thay đổi cách làm, mà là thay đổi cách nghĩ, cách cảm, cách kết nối. Khi ấy, từng xã, phường sẽ tạo ra sự khác biệt dựa trên điều kiện đặc thù về dân tộc, văn hóa, lịch sử, tri thức của cộng đồng dân cư nông thôn.

Một cánh buồm mới chỉ căng gió khi người chèo sẵn sàng thả lỏng tay mình, tin vào sức gió, và tin vào sự đồng hành của mọi người trên thuyền. Đó là hành trình không dễ, nhưng đáng đi - hành trình của một người lãnh đạo cơ sở trong kỷ nguyên mới.

Quản lý hành chính duy trì hệ thống - Quản trị xã hội kiến tạo hệ sinh thái - Hệ sinh thái tạo ra hệ giá trị mới!

Trình bày: Duy Thông

Lê Minh Hoan

Nguồn Đại Biểu Nhân Dân: https://daibieunhandan.vn/gio-thay-chieu-thuyen-doi-buom-tu-quan-ly-hanh-chinh-sang-quan-tri-xa-hoi-10380338.html