Hà Nội: Chật kín người khai hội gò Đống Đa 2020

Trong ngày Mồng 5 Tết Nguyên đán, hàng ngàn người dân cùng du khách thập phương đã đến khai và trẩy hội gò Đống Đa năm 2020.

Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức hằng năm tại Công viên văn hóa Đống Đa (quận Đống Đa, Hà Nội), để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Lễ hội luôn có những nghi lễ truyền thống đặc biệt, cờ hoa rực rỡ, sắc phục lộng lẫy rợp trời, chiêng trống thôi thúc xung trận, làm sống lại những trang sử vẻ vang của dân tộc.

Năm nay, chương trình lễ hội bao gồm rất nhiều hoạt động như: Lễ dâng hương, lễ rước kiệu, múa rồng, biểu diễn nghệ thuật dân tộc, các trò chơi dân gian... với sự tham gia của nhiều đoàn tế lễ, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và đông đảo nhân dân Thủ đô, du khách thập phương.

Chùm ảnh ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội:

Theo ghi nhận của PV, từ sáng sớm hôm nay (29/1), mặc dù thời tiết khá lạnh nhưng hàng ngàn du khách thập phương đã đổ về dâng hương tưởng nhớ vua Quang Trung.

Theo ghi nhận của PV, từ sáng sớm hôm nay (29/1), mặc dù thời tiết khá lạnh nhưng hàng ngàn du khách thập phương đã đổ về dâng hương tưởng nhớ vua Quang Trung.

Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức hằng năm tại Công viên văn hóa Đống Đa (quận Đống Đa, Hà Nội) nhằm tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung.

Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức hằng năm tại Công viên văn hóa Đống Đa (quận Đống Đa, Hà Nội) nhằm tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung.

Tham dự lễ hội năm nay có các lãnh đạo UBND TP Hà Nội và quần chúng nhân dân, du khách thập phương.

Tham dự lễ hội năm nay có các lãnh đạo UBND TP Hà Nội và quần chúng nhân dân, du khách thập phương.

Mùa xuân rực rỡ chiến công năm Kỷ Dậu (1789) đã đi vào lịch sử dân tộc và lòng người Việt Nam....

Mùa xuân rực rỡ chiến công năm Kỷ Dậu (1789) đã đi vào lịch sử dân tộc và lòng người Việt Nam....

Đó là một trong những mùa xuân kỳ diệu nhất, tiêu biểu cho ý chí quật cường, cho sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết của dân tộc ta, tiêu biểu cho sức sống phi thường, ý chí kiên cường, lòng quả cảm và sự sáng tạo phong phú của dân tộc ta.

Đó là một trong những mùa xuân kỳ diệu nhất, tiêu biểu cho ý chí quật cường, cho sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết của dân tộc ta, tiêu biểu cho sức sống phi thường, ý chí kiên cường, lòng quả cảm và sự sáng tạo phong phú của dân tộc ta.

Là lễ hội đầu xuân nhưng hội gò Đống Đa lại có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi đây là một lễ hội lưu giữ niềm tự hào, sự quật cường của cả một dân tộc và được tổ chức để tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của người anh hùng “áo vải, cờ đào” Quang Trung trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Là lễ hội đầu xuân nhưng hội gò Đống Đa lại có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi đây là một lễ hội lưu giữ niềm tự hào, sự quật cường của cả một dân tộc và được tổ chức để tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của người anh hùng “áo vải, cờ đào” Quang Trung trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung dẫn đầu đoàn đại biểu cùng lãnh đạo các sở, ban ngành và đông đảo nhân dân Thủ đô cũng như du khách thập phương về dâng hương, hoa tưởng nhớ công lao to lớn của vua Quang Trung cùng các tướng lĩnh, chiến sĩ nghĩa quân Tây Sơn.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung dẫn đầu đoàn đại biểu cùng lãnh đạo các sở, ban ngành và đông đảo nhân dân Thủ đô cũng như du khách thập phương về dâng hương, hoa tưởng nhớ công lao to lớn của vua Quang Trung cùng các tướng lĩnh, chiến sĩ nghĩa quân Tây Sơn.

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội thắp hương tưởng nhớ vua Quang Trung cùng các tướng lĩnh, chiến sĩ nghĩa quân Tây Sơn.

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội thắp hương tưởng nhớ vua Quang Trung cùng các tướng lĩnh, chiến sĩ nghĩa quân Tây Sơn.

Ngoài những nét văn hóa khá tương đồng với lễ hội Tây Sơn Thượng đạo (An Khê - Gia Lai), Tây Sơn Hạ đạo (Bình Định), lễ hội gò Đống Đa có những điểm khác biệt rất độc đáo và hấp dẫn.

Ngoài những nét văn hóa khá tương đồng với lễ hội Tây Sơn Thượng đạo (An Khê - Gia Lai), Tây Sơn Hạ đạo (Bình Định), lễ hội gò Đống Đa có những điểm khác biệt rất độc đáo và hấp dẫn.

Từ sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống, trở thành quốc lễ.

Từ sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống, trở thành quốc lễ.

Lễ hội gò Đống Đa năm nay thu hút hàng ngàn người dân cùng du khách thập phương.

Lễ hội gò Đống Đa năm nay thu hút hàng ngàn người dân cùng du khách thập phương.

Lễ hội luôn có những nghi lễ truyền thống đặc biệt, cờ hoa rực rỡ, sắc phục lộng lẫy rợp trời, chiêng trống thôi thúc xung trận, làm sống lại những trang sử vẻ vang của dân tộc, làm náo nhiệt cả thủ đô Hà Nội.

Lễ hội luôn có những nghi lễ truyền thống đặc biệt, cờ hoa rực rỡ, sắc phục lộng lẫy rợp trời, chiêng trống thôi thúc xung trận, làm sống lại những trang sử vẻ vang của dân tộc, làm náo nhiệt cả thủ đô Hà Nội.

Chương trình lễ hội bao gồm rất nhiều hoạt động như: Lễ dâng hương, lễ rước kiệu, múa rồng, biểu diễn nghệ thuật dân tộc, các trò chơi dân gian... với sự tham gia của nhiều đoàn tế lễ, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và đông đảo nhân dân Thủ đô, du khách.

Chương trình lễ hội bao gồm rất nhiều hoạt động như: Lễ dâng hương, lễ rước kiệu, múa rồng, biểu diễn nghệ thuật dân tộc, các trò chơi dân gian... với sự tham gia của nhiều đoàn tế lễ, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và đông đảo nhân dân Thủ đô, du khách.

Chính hội diễn ra vào ngày Mồng 5 Tết Nguyên đán cổ truyền, đây là thời điểm du xuân của người dân nên lễ hội gò Đống Đa năm nay thu hút nhiều người dân tham gia.

Chính hội diễn ra vào ngày Mồng 5 Tết Nguyên đán cổ truyền, đây là thời điểm du xuân của người dân nên lễ hội gò Đống Đa năm nay thu hút nhiều người dân tham gia.

Sau phần hội, người dân vào chùa Đồng Quang (đối diện gò Đống Đa), chùa Bộc (gần đền thờ vua Quang Trung) phát tâm thiện nguyện, nấu cháo, thắp hương cầu siêu cho các cô hồn.

Sau phần hội, người dân vào chùa Đồng Quang (đối diện gò Đống Đa), chùa Bộc (gần đền thờ vua Quang Trung) phát tâm thiện nguyện, nấu cháo, thắp hương cầu siêu cho các cô hồn.

Bảo Loan

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/xa-hoi/ha-noi-chat-kin-nguoi-khai-hoi-go-dong-da-2020-20200129124130121.htm