Hà Nội: Gắn biển tên 2 tuyến phố Phạm Khắc Hòe và Phan Hiền

Sáng nay (25/7), Lễ gắn biển tên phố Phạm Khắc Hòe và phố Phan Hiền đã được tổ chức trang trọng tại phường Dương Nội, Thành phố Hà Nội.

Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Quang Thái, PhóBí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ Tư pháp; bà Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng CụcHợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Ngô Anh Tuấn, Giám đốc SởTư pháp TP Hà Nội; đại diện lãnh đạo phường Dương Nội; đại diên·gia đình cố Bộ trưởngPhan Hiền và cố Vụ trưởng, luật sư Phạm Khắc Hòe cùng đông đảo đại diện các cơ quan và người dân sinhsống trên địa bàn.

Phát biểu tại buổi lễ, ông NguyễnQuang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ Tư pháp chia sẻ: “Hôm nay tôicùng với các đồng chí đại diện cho các đơn vị của Bộ Tư pháp rất vinh dự và xúcđộng thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy, lãnh đạo Bộ Tư pháp tham dự và phát biêủtại lễ gắn biển tên phố Phan Hiền, phố Phạm Khắc Hòe, hai tuyến phố mới quantrọng của Thủ đô Hà Nội. Đây là sự kiện đặc biệt sâu sắc đối với Bộ Tư pháp,ngành Tư pháp, gia đình hai cụ và đối với chính quyền, nhân dân Thủ đô.

Ông Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ Tư pháp phát biểu tại buổi lễ

Việc thành phố Hà Nội - trái tim của cả nướcquyết định đặt tên hai tuyến phố mới tại phường Dương Nội mang tên cố Bộtrưởng Phan Hiền và Cố Vụ trưởng, luật sư Phạm Khắc Hòe là sự ghi nhận, trântrọng của Đảng, nhà nước và nhân dân Thủ đô đối với những cống hiến to lớn củahai nhà lãnh đạo trí tuệ, đức độ, tiêu biểu cho ngành Tư pháp nước nhà.

"Đâykhông chỉ là một hoạt động có ý nghĩa giá trị, tri ân lịch sử mà còn là biêủtượng sinh động về truyền thống uống nước nhớ nguồn, là nguồn động lực, tinh thầnto lớn cho các thế hệ cán bộ tư pháp hôm nay và mai sau tiếp tục phấn đấu, rènluyện. Cống hiến cho sự nghiệp xây dựng thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luậtvà phát triển đất nước” – Ông Nguyễn Quang Thái nói.

Tại buổi lễ, Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy BộTư pháp cũng trân trọng đề nghị các cơ quan liên quan, chính quyền địa phươngvà người dân trên địa bàn tiếp tục gìn giữ tôn tạo và phát huy giá trị của cáctuyến phố mang tên cố Bộ trưởng Phan Hiền và cố Luật sư, Vụ trưởng Phạm KhắcHòe để mỗi con đường không chỉ là biểu tượng về không gian đô thị mà còn là nơilan tỏa ý nghĩa giáo dục, văn hóa, truyền thống pháp lý sâu sắc cho cộng đồng.

Các đại biểu và nhân dân thực hiện nghi lễ gắn biển tên 2 tuyến phố mới

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phùng Chí Tâm, Phó Bí thưĐảng ủy, Chủ tịch UBND phường Dương Nội nhấn mạnh việc đặttên đường phố trên địa bàn phường Dương Nội mang tên cố Bộ trưởng Phan Hiền và Cố Vụ trưởng, luật sư Phạm Khắc Hòè không chỉ là sự triân của thành phố Hà Nội mà còn là lời nhắc nhở thế hệ hôm nay về truyền thốnglịch sử, văn hóa hào hùng.Mỗi con đường, góc phố giờ đâykhông chỉ là không gian sống, mà còn là biểu tượng và niềm tự hào của mỗi ngươìdân.

“Để phát huy trọn vẹn ý nghĩa cao quý này, việcgìn giữ và phát triển hai tuyến phố Phạm Khắc Hòe và Phan Hiền trở thành nhữngtuyến phố văn minh kiểu mẫu là trách nhiệm chung của cả cộng đồng. Theo tinhthần ấy, mỗi người dân phường Dương Nội, đặc biệt là những hộ gia đình sinhsống hai bên tuyến phố hãy cùng nhau vinh danh bằng hành động, hãy tìm hiểu sâuhơn về thân thế, sự nghiệp và những cống hiến của cụ Phạm Khắc Hòe và cụ PhanHiền, sự hiểu biết này sẽ là động lực để chúng ta ý thức rõ hơn về trách nhiệmgìn giữ và phát huy những giá trị lịch sử cao đẹp mà tên đường mang lại, gópphần xây dựng lối sống văn minh, thượng tôn pháp luật. Mỗi người dân là một đạisứ của phường, chúng ta hãy cùng nhau xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tuânthủ nghiêm chỉnh các quy định về trật tự đô thị, an toàn giao thông và các quyđịnh khác của địa phương nhằm xây dựng tuyến phố kiểu mẫu. Tinh thần thượng tônpháp luật cũng cần được giáo dục và lan tỏa trong cộng đồng để góp phần xâydựng một xã hội văn minh hơn…” – ông Tâm chia sẻ.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với người thân gia đình cố Bộ trưởng Phan Hiền và cố Vụ trưởng Phạm Khắc Hòe

Cụ Phan Hiền tên khai sinh là Lê Thụy Lan, sinh năm 1918. Quê quán: Xã Bình Vọng, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Từ năm 1944 đến 1945 công tác tại đội tuyên truyền xung phong tại Hà Nội. Từ tháng 8/1945 đến tháng 12/1949: Thành ủy viên, ký ủy viên, Trung ương ủy viên Đảng dân chủ. Từ tháng 1/1950 đến tháng 12/1954: Cán bộ Tổng cục Chính trị Bộ Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Chính trị viên trung đoàn, liên chi ủy viên.
Từ tháng 1/1955 đến tháng 8/1973: Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á, Vụ tưởng Vụ Bắc Mỹ Bộ Ngoại giao. Ủy viên đoàn Việt Nam đi thương lượng với Mỹ tại Paris.
Từ tháng 9/1973 đến tháng 5/1980: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Từ tháng 6/1980 đến tháng 7/1981: Bộ trưởng phụ trách thông tin và quan hệ văn hóa với nước ngoài.
Từ tháng 8/1981 đến tháng 7/1992: Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Đồng chí Phan Hiền đã được Đảng và Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2008); tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương cao quý: Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; Huân chương Chiến công hạng Ba; Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng; Huy chương Vì sự nghiệp Ngoại giao; Huy chương Vì sự nghiệp Tư pháp…

Cụ Phạm Khắc Hòe (1901-1995) là một luật sư, nhà văn, Đổng lý Ngự tiền văn phòng triều Bảo Đại (vị vua cuối cùng thời phong kiến nước ta). Ông quê ở xã Đức Nhân, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Trải nhiều công việc và chức vụ, năm 1944 - 1945 ông làm Ngự tiền văn phòng đổng lý của vua Bảo Đại, hàm Thượng thư. Ông là người soạn thảo chiếu "thoái vị" cho vua Bảo Đại ngày 22/8/1945.
Phạm Khắc Hòe là người chứng kiến sự cáo chung của triều đình nhà Nguyễn trước và trong Cách mạng Tháng Tám (1945). Không những là người chứng kiến, ông còn là người góp phần thúc đẩy sự sụp đổ của triều đình phong kiến nhà Nguyễn từ bên trong. Bằng cuộc vận động gây sức ép buộc Bảo Đại thoái vị, lại chính tay soạn thảo Chiếu thoái vị cho Bảo Đại, Phạm Khắc Hòe từ bên trong, phối hợp với các lãnh đạo chủ chốt của Việt Minh tại Huế góp phần làm sụp đổ chế độ phong kiến cuối cùng ở nước ta.
Sau năm 1945, ông tham gia chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và giữ nhiều chức vụ quan trọng. Ông còn tham gia các cuộc đàm phán Việt - Pháp ở Đà Lạt và Fontainebleau với tư cách cố vấn kiêm Tổng thư ký Đoàn đại biểu Việt Nam. Từ cuối 1957, ông giữ chức vụ Vụ trưởng vụ Pháp chế Phủ Thủ tướng cho đến khi về hưu. Ông mất năm 1995, an táng tại nghĩa trang Mai Dịch. Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Đức Anh

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/ha-noi-gan-bien-ten-2-tuyen-pho-pham-khac-hoe-va-phan-hien.html