Hành động phá hoại của binh lính Iraq trước khi rút khỏi Kuwait

Do bị liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu đánh thiệt hại nặng, các đơn vị Iraq cuối cùng trước khi rút lui đã đốt cháy các giếng dầu của Kuwait.

Khói đen bao phủ bầu trời Kuwait ngày 25/2/1991, do quân đội Iraq đốt cháy các giếng dầu của Kuwait trên đường rút lui, sau khi bị liên quân quốc tế đánh bại trong Chiến tranh Vùng vịnh 1991.

Khói đen bao phủ bầu trời Kuwait ngày 25/2/1991, do quân đội Iraq đốt cháy các giếng dầu của Kuwait trên đường rút lui, sau khi bị liên quân quốc tế đánh bại trong Chiến tranh Vùng vịnh 1991.

Ngày 25/2/1991, thủ đô Kuwait được giải phóng. Những binh sĩ còn lại cố gắng rút lui đã cố gắng đốt các giếng dầu của Kuwait, khiến bầu trời thủ đô bị khói đen bao phủ trong suốt những ngày sau đó.

Ngày 25/2/1991, thủ đô Kuwait được giải phóng. Những binh sĩ còn lại cố gắng rút lui đã cố gắng đốt các giếng dầu của Kuwait, khiến bầu trời thủ đô bị khói đen bao phủ trong suốt những ngày sau đó.

Ngoài việc phá hủy nền kinh tế Kuwait, nó còn gây ra mối lo sợ thiếu hụt nguồn cung dầu, gây xáo trộn thị trường toàn thế giới, đẩy giá dầu lên mức cao nhất từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973.

Ngoài việc phá hủy nền kinh tế Kuwait, nó còn gây ra mối lo sợ thiếu hụt nguồn cung dầu, gây xáo trộn thị trường toàn thế giới, đẩy giá dầu lên mức cao nhất từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973.

Nền kinh tế Mỹ và thế giới đều ít nhiều chịu ảnh hưởng. Nhiều người cho rằng đây là một đòn đã được Tổng thống Iraq khi đó là Saddam Hussein tính sẵn nhằm vào kinh tế Mỹ nếu bị đánh bại.

Nền kinh tế Mỹ và thế giới đều ít nhiều chịu ảnh hưởng. Nhiều người cho rằng đây là một đòn đã được Tổng thống Iraq khi đó là Saddam Hussein tính sẵn nhằm vào kinh tế Mỹ nếu bị đánh bại.

Trước đó, tức giận vì Kuwait không đồng ý xóa khoản nợ 14 tỷ USD cho Iraq, tổng thống Iraq Hussein cáo buộc Kuwait khoan chéo các giếng dầu sang bên phía Iraq để lấy cớ xâm lược tổng lực vào Kuwait.

Trước đó, tức giận vì Kuwait không đồng ý xóa khoản nợ 14 tỷ USD cho Iraq, tổng thống Iraq Hussein cáo buộc Kuwait khoan chéo các giếng dầu sang bên phía Iraq để lấy cớ xâm lược tổng lực vào Kuwait.

Bất ngờ vào 2 giờ sáng ngày 2/8/1990 quân đội Iraq vượt biên giới tấn công Kuwai và đánh gục sức kháng cự của quốc gia láng giềng bé nhỏ chỉ sau vài ngày. Kuwait lúc đó có trữ lượng dầu chiếm 8% tổng trữ lượng đầu thế giới, là nước sản xuất dầu đứng thứ 3 thế giới.

Bất ngờ vào 2 giờ sáng ngày 2/8/1990 quân đội Iraq vượt biên giới tấn công Kuwai và đánh gục sức kháng cự của quốc gia láng giềng bé nhỏ chỉ sau vài ngày. Kuwait lúc đó có trữ lượng dầu chiếm 8% tổng trữ lượng đầu thế giới, là nước sản xuất dầu đứng thứ 3 thế giới.

Tuy nhiên, tháng 2/1991, liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu đã mở cuộc tiến công đánh bại quân đội Iraq bằng các chiến dịch Bão táp Sa mạc, Thanh kiếm Sa mạc và cuối cùng là chiến dịch Giải phóng thủ đô Kuwait, giải phóng và trả lại độc lập cho nước này.

Tuy nhiên, tháng 2/1991, liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu đã mở cuộc tiến công đánh bại quân đội Iraq bằng các chiến dịch Bão táp Sa mạc, Thanh kiếm Sa mạc và cuối cùng là chiến dịch Giải phóng thủ đô Kuwait, giải phóng và trả lại độc lập cho nước này.

Rất nhiều người dân Kuwait đổ ra ăn mừng sau khi nghe tin thủ đô Kuwait được giải phóng khỏi tay quân đội Iraq. Khi đó 2 tiểu đoàn của Sư đoàn đổ bộ đường không 82 của lục quân Mỹ đã đổ bộ xuống phía nam của thủ đô Kuwait ngày 24/2/1991, cùng với lực lượng đổ bộ bờ biển của Anh, Arab Saudi và Bahrain để giải phóng thành phố này.

Rất nhiều người dân Kuwait đổ ra ăn mừng sau khi nghe tin thủ đô Kuwait được giải phóng khỏi tay quân đội Iraq. Khi đó 2 tiểu đoàn của Sư đoàn đổ bộ đường không 82 của lục quân Mỹ đã đổ bộ xuống phía nam của thủ đô Kuwait ngày 24/2/1991, cùng với lực lượng đổ bộ bờ biển của Anh, Arab Saudi và Bahrain để giải phóng thành phố này.

Chiến dịch giải phóng Kuwait (Liberation of Kuwait campaign) là chiến dịch cuối cùng của cuộc chiến Vùng vịnh năm 1991. Nó là bước tiếp theo sau thắng lợi của chiến dịch không quân "Bão táp sa mạc" với tần suất xuất kích lên tới 1000 đợt/ngày đã đánh thiệt hại nặng quân đội Iraq trước đó.

Chiến dịch giải phóng Kuwait (Liberation of Kuwait campaign) là chiến dịch cuối cùng của cuộc chiến Vùng vịnh năm 1991. Nó là bước tiếp theo sau thắng lợi của chiến dịch không quân "Bão táp sa mạc" với tần suất xuất kích lên tới 1000 đợt/ngày đã đánh thiệt hại nặng quân đội Iraq trước đó.

Lúc này, liên quân đang mở một chiến dịch khác mang tên "Thanh kiếm sa mạc" tại vùng biên giới với Arab Saudi, khiến quân đội Iraq bị phân tán và bất ngờ. Ngay khi quân đội Mỹ đổ bộ xuống thành phố, người dân Kuwait đã nổi dậy chiến đấu với quân Iraq đang chiếm đóng.

Lúc này, liên quân đang mở một chiến dịch khác mang tên "Thanh kiếm sa mạc" tại vùng biên giới với Arab Saudi, khiến quân đội Iraq bị phân tán và bất ngờ. Ngay khi quân đội Mỹ đổ bộ xuống thành phố, người dân Kuwait đã nổi dậy chiến đấu với quân Iraq đang chiếm đóng.

Các lực lượng Anh, Arab Saudi và Bahrain cũng tiến vào từ bờ biển phía đông bắc. Quân đội Iraq hoảng loạn và mất tinh thần, rút về cố thủ ở sân bay quốc tế Kuwait và các giếng dầu ngoại ô thành phố. Liên quân đã chủ động không sử dụng không quân trong trận này để bảo vệ các giếng dầu quan trọng.

Các lực lượng Anh, Arab Saudi và Bahrain cũng tiến vào từ bờ biển phía đông bắc. Quân đội Iraq hoảng loạn và mất tinh thần, rút về cố thủ ở sân bay quốc tế Kuwait và các giếng dầu ngoại ô thành phố. Liên quân đã chủ động không sử dụng không quân trong trận này để bảo vệ các giếng dầu quan trọng.

Các lực lượng chủ yếu tham chiến là quân đặc nhiệm của Mỹ và Anh. Sau 1 ngày chiến đấu ác liệt, cuối cùng 150.000 binh sĩ Iraq cũng đã phải rút lui khỏi thủ đô Kuwait.

Các lực lượng chủ yếu tham chiến là quân đặc nhiệm của Mỹ và Anh. Sau 1 ngày chiến đấu ác liệt, cuối cùng 150.000 binh sĩ Iraq cũng đã phải rút lui khỏi thủ đô Kuwait.

Những binh sĩ còn lại đã đốt các giếng dầu của Kuwait, khiến bầu trời thủ đô bị khói đen bao phủ trong suốt những ngày sau đó. Phía liên quân có 1.155 thương vong, nhưng may mắn thay, thành phố về cơ bản đã không bị tàn phá, ngoại trừ sân bay bị quân Iraq đặt mìn phá hủy.

Những binh sĩ còn lại đã đốt các giếng dầu của Kuwait, khiến bầu trời thủ đô bị khói đen bao phủ trong suốt những ngày sau đó. Phía liên quân có 1.155 thương vong, nhưng may mắn thay, thành phố về cơ bản đã không bị tàn phá, ngoại trừ sân bay bị quân Iraq đặt mìn phá hủy.

Ngày 26/2, quân Iraq bắt đầu rút khỏi Kuwait. Ngày 28/2/1991 trên sóng truyền hình, tổng thống Mỹ Bush tuyên bố Kuwait hoàn toàn giải phóng. Kuwait giành lại độc lập sau 7 tháng bị chiếm đóng.

Ngày 26/2, quân Iraq bắt đầu rút khỏi Kuwait. Ngày 28/2/1991 trên sóng truyền hình, tổng thống Mỹ Bush tuyên bố Kuwait hoàn toàn giải phóng. Kuwait giành lại độc lập sau 7 tháng bị chiếm đóng.

Cuộc xâm lược bắt đầu vào ngày 2/8/1990, khi quân đội Iraq cáo buộc Kuwait khoan trộm dầu của nước này và đưa 400.000 quân vào xâm lược. Vài ngày sau đó Saddam Hussein đã công bố Kuwait là tỉnh thứ 19 của Iraq. Sự kiện đã mở đầu cho Chiến tranh Vùng Vịnh sau đó.

Cuộc xâm lược bắt đầu vào ngày 2/8/1990, khi quân đội Iraq cáo buộc Kuwait khoan trộm dầu của nước này và đưa 400.000 quân vào xâm lược. Vài ngày sau đó Saddam Hussein đã công bố Kuwait là tỉnh thứ 19 của Iraq. Sự kiện đã mở đầu cho Chiến tranh Vùng Vịnh sau đó.

Cuộc chiến tại vùng vịnh kết thúc sau 38 ngày đêm chiến đấu trên không và 4 ngày chiến đấu trên bộ. Thắng lợi hoàn toàn thuộc về Mỹ và liên quân. Sau sự kiện này Iraq bị cô lập trên trường quốc tế và dần suy yếu. Nguồn ảnh: Warhistory.

Cuộc chiến tại vùng vịnh kết thúc sau 38 ngày đêm chiến đấu trên không và 4 ngày chiến đấu trên bộ. Thắng lợi hoàn toàn thuộc về Mỹ và liên quân. Sau sự kiện này Iraq bị cô lập trên trường quốc tế và dần suy yếu. Nguồn ảnh: Warhistory.

Quang Hưng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/hanh-dong-pha-hoai-cua-binh-linh-iraq-truoc-khi-rut-khoi-kuwait-1650532.html