Hành trình từ chàng thợ mỏ trở thành tiến sỹ khiến hàng triệu người cảm phục

Câu chuyện của cậu bé lớn lên trong một gia đình nghèo vùng quê Trung Quốc, từng cùng cha xuống hầm lò để mưu sinh, nay đã trở thành tiến sỹ khiến hàng triệu người khâm phục.

Cậu bé 12 tuổi ngày nào từng cùng cha xuống hầm lò để mưu sinh, nay đã trở thành tiến sỹ chuyên ngành kỹ thuật khai thác mỏ. (Nguồn: SCMP)

Cậu bé 12 tuổi ngày nào từng cùng cha xuống hầm lò để mưu sinh, nay đã trở thành tiến sỹ chuyên ngành kỹ thuật khai thác mỏ. (Nguồn: SCMP)

Lớn lên trong một gia đình nghèo vùng quê Trung Quốc, cậu bé 12 tuổi ngày nào từng cùng cha xuống hầm lò để mưu sinh, nay đã trở thành tiến sỹ chuyên ngành kỹ thuật khai thác mỏ.

Một câu chuyện vượt khó khiến hàng triệu người xúc động và khâm phục.

Người đàn ông ngoài 30 tuổi này - người chỉ tiết lộ biệt danh là “Thợ mỏ số 3” - vừa hoàn thành chương trình tiến sỹ tại Đại học Công nghệ Bắc Kinh.

Trên mạng xã hội, anh chia sẻ phần lời cảm ơn trong luận án tốt nghiệp, mở ra một câu chuyện nhiều nước mắt nhưng tràn đầy ý chí và hy vọng.

“Tôi chưa từng có nhiều thứ. Chiếc điện thoại đầu tiên là bạn tặng, chiếc quần tôi mặc từng là của bạn cùng phòng. Nhưng tôi chưa bao giờ từ bỏ,” anh viết.

Sinh ra trong nghèo khó, tuổi thơ của anh gắn liền với bụi than, những bữa cơm đạm bạc và ánh đèn dầu leo lét. Năm 12 tuổi, anh theo cha xuống hầm mỏ, trong khi mẹ đảm đang việc nhà. Gia đình từng gửi anh đi học võ với hy vọng đổi đời, nhưng cái nghèo vẫn đeo đẳng.

 Sinh ra trong nghèo khó, tuổi thơ của anh gắn liền với bụi than, những bữa cơm đạm bạc và ánh đèn dầu leo lét. (Nguồn: Douyin)

Sinh ra trong nghèo khó, tuổi thơ của anh gắn liền với bụi than, những bữa cơm đạm bạc và ánh đèn dầu leo lét. (Nguồn: Douyin)

Vượt lên hoàn cảnh, anh vừa học vừa làm đủ nghề: phụ hồ, bồi bàn, đầu bếp và công nhân mỏ. Sau hai lần thi đại học, anh được nhận vào một trường cao đẳng nghề, rồi tiếp tục học lên cao học ngành kỹ thuật địa chất.

Không giống những sinh viên học trong phòng máy lạnh, thời gian học cao học và tiến sỹ của anh gắn liền với các dự án thực địa đầy khắc nghiệt. Anh từng sống và làm việc hơn một năm tại mỏ than Tashan (tỉnh Sơn Tây) và Khu tự trị Tân Cương - những nơi có môi trường sống lẫn lao động khắc nghiệt bậc nhất Trung Quốc.

“Giấc mơ nghiên cứu của tôi không thể thành hiện thực nếu không có các chương trình xóa đói giảm nghèo và sự dìu dắt của các thầy cô,” anh chia sẻ.

“Cũng nhờ người bạn cùng phòng - người từng cho tôi mượn đồ và tặng điện thoại - mà tôi vượt qua được những ngày tháng khó khăn nhất.”

Anh gặp bạn gái năm 27 tuổi, một bước ngoặt trong cuộc đời. Cô và gia đình cô luôn đồng hành, trở thành điểm tựa tinh thần trong những giai đoạn gian nan nhất.

“Cô ấy như một tia sáng trong cuộc đời tôi. Chúng tôi đã lớn lên cùng nhau, nhờ biết cách nâng đỡ nhau mỗi ngày,” anh nói.

 Câu chuyện của “Thợ mỏ số 3” đã thu hút hơn 10 triệu lượt xem trên mạng xã hội Trung Quốc, trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho những người trẻ đang loay hoay giữa cuộc đời. (Nguồn: Douyin)

Câu chuyện của “Thợ mỏ số 3” đã thu hút hơn 10 triệu lượt xem trên mạng xã hội Trung Quốc, trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho những người trẻ đang loay hoay giữa cuộc đời. (Nguồn: Douyin)

Dẫu không tiết lộ danh tính nhưng anh không giấu niềm tự hào khi nói về cha mẹ mình - người cha bền bỉ, người mẹ giàu tình yêu thương - những người âm thầm làm nên một kỳ tích.

“Tôi không vĩ đại. Chính họ mới là điều tuyệt vời nhất mà tôi may mắn có trong đời,” anh nói.

Luận án tiến sỹ của anh tập trung vào máy khoan hầm - công nghệ được ứng dụng trong các công trình ngầm, thủy lợi và năng lượng. Anh hy vọng công trình nghiên cứu này sẽ góp phần cải thiện điều kiện lao động và an toàn cho hàng ngàn thợ mỏ trên khắp đất nước.

Luận án tiến sỹ của anh tập trung vào máy khoan hầm - công nghệ được ứng dụng trong các công trình ngầm, thủy lợi và năng lượng. Anh hy vọng công trình nghiên cứu này sẽ góp phần cải thiện điều kiện lao động và an toàn cho hàng ngàn thợ mỏ trên khắp đất nước.

Câu chuyện của “Thợ mỏ số 3” đã thu hút hơn 10 triệu lượt xem trên mạng xã hội Trung Quốc, trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho những người trẻ đang loay hoay giữa cuộc đời.

Một cư dân mạng bình luận: “Anh ấy cảm ơn cha mẹ, thầy cô, bạn cùng phòng và bạn gái. Nhưng có lẽ người anh cần cảm ơn nhất là chính bản thân mình vì đã không bao giờ bỏ cuộc”./.

(Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/hanh-trinh-tu-chang-tho-mo-tro-thanh-tien-sy-khien-hang-trieu-nguoi-cam-phuc-post1051353.vnp