Hỗ trợ trẻ giảm ho khan, ho gió, sổ mũi

Vào thời điểm giao mùa đông – xuân, trẻ có sức đề kháng kém sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Để cải thiện các triệu chứng ho khan, ho gió và sổ mũi cho trẻ một cách an toàn, cha mẹ có thể tham khảo những sản phẩm hỗ trợ hiệu quả.

Ho khan: Tiếng ho của trẻ khô, không có đờm, cổ họng khô ngứa và dễ bị kích ứng. Trẻ có thể ho khan kèm sổ mũi ban ngày, về ban đêm ho khan làm trẻ tỉnh giấc giữa đêm, ngủ trằn trọc và khó vào giấc trở lại. Trẻ phải gắng sức để ho nên cơ bụng sẽ thấy đau, thậm chí là nôn trớ khi ho.

Ho gió: Trẻ bị ho gió kéo dài nhiều ngày, hàng tuần không dứt. Ho gió không kèm đờm nhầy nhưng lại khiến trẻ mất sức. Trẻ ho gió khi thời tiết giao mùa, hanh khô hoặc chuyển lạnh đột ngột. Ho gió kéo dài khiến trẻ đau cơ bụng, khô rát họng, mất sức, biếng ăn, sức khỏe đường hô hấp yếu ớt, dễ bị viêm nhiễm vào mùa lạnh.

Theo Ths Dược học Khuất Văn Mạnh - Công ty CP Nam Dược, nguyên nhân gây ra ho gió do phế khí kém, hay gặp ở trẻ em khi nhiễm lạnh. Khi gặp lạnh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột trẻ có triệu chứng ho gió, chảy nước mũi. Ho khan do phế khí kém đồng thời với phế âm hư, thường gặp ở người già hoặc trẻ em gầy yếu, suy giảm đề kháng. Tiếng ho khô, không có đờm hoặc đờm trong kèm đau rát họng.

Như vậy, ho gió thường giống với ho khan và không tiết đờm, dịch nhầy. Trẻ có thể bị ho do cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi họng…. Phản xạ ho cơ lợi ích bảo vệ cơ thể, làm sạch đường hô hấp, tống xuất đờm, dịch tiết ở đường hô hấp ra ngoài. Tuy nhiên, ho gió, ho khan nhiều sẽ mất sức nhanh, khô rát họng cơ thể mệt mỏi.

3 điều cần làm giúp trẻ giảm ho khan, ho gió hiệu quả

Không tự ý sử dụng thuốc

Trẻ bị ho khan, ho gió, kèm sổ mũi, cha mẹ không nên tự ý cho con dùng thuốc (kháng sinh, kháng histamin) có thể kìm hãm cơn ho. Đặc biệt, trẻ sơ sinh khi có các dấu hiệu trên cần đi khám bởi chức năng hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện sẽ nhanh chóng chuyển biến viêm phế quản, viêm phổi… Trẻ lớn hơn, chỉ sử dụng thuốc trị ho theo chỉ dẫn của bác sĩ khi ho nhiều quá mức, gây mệt, nôn trớ.

Chế độ chăm sóc đúng cách

Cho trẻ uống nhiều nước: Trẻ ho gió, ho khan, cổ họng dễ bị kích ứng, cần được uống nhiều nước cho dịu họng và thở dễ dàng hơn.

Dinh dưỡng hợp lý: Khi bị ho khan, ho gió, họng sẽ đau, ăn uống khó, nên cha mẹ cần cho ăn đồ mềm và ấm, chia nhỏ bữa trong ngày, thực phẩm giàu dưỡng chất.

Giữ ấm cơ thể: Khi thời tiết lạnh cần giữ ấm cơ thể và mặc quần áo phù hợp cho trẻ. Bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu dầu tràm - khuynh diệp vào nước ấm tắm, hơi nước chứa tinh dầu sẽ giúp trẻ dễ chịu khi tắm, giảm ho. Tắm xong và trước khi đi ngủ thoa dầu vào các vị trí cổ, lưng, ngực, lòng bàn tay và chân sẽ có tác dụng làm ấm, phòng cảm, giảm ho hiệu quả.

Không gian sống trong lành: Với trẻ có cơ địa dị ứng, bụi bặm trong nhà có thể gây kích ứng mũi họng gây ho khan, ho gió. Môi trường sống không khói thuốc và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ (giường ngủ, thảm trải sàn, rèm cửa, đồ chơi) và sử dụng máy tạo độ ẩm khi thời tiết hanh khô, sẽ hỗ trợ trẻ giảm ho.

Vệ sinh mũi họng cho trẻ: Thói quen vệ sinh mũi, họng, khoang miệng đúng cách hàng ngày cho trẻ bằng nước muối, gạc rơ lưỡi sẽ giúp trẻ hạn chế mắc các bệnh về đường hô hấp.

Làm ấm, ẩm họng với siro ho cảm thảo dược

Để cải thiện ho gió, cần làm ấm cơ thể, giúp phục hồi phế khí, càng sớm, càng giúp trẻ nhanh khỏi, hạn chế biến chứng. Với ho khan, bên cạnh việc làm ấm thì cần tăng cường bổ sung tân dịch với các thảo dược như mạch môn, đường phèn.

Theo Sức khỏe và Đời sống

Nguồn Trà Vinh: https://www.baotravinh.vn/y-te/ho-tro-tre-giam-ho-khan-ho-gio-so-mui-33909.html