Hội thảo Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong: Tìm giải pháp cho khu vực giàu tài nguyên

Hội thảo khoa học quốc tế về Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong' do Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức quy tụ các chuyên gia hàng đầu để tìm giải pháp phát triển bền vững cho khu vực.

Ngày 7-6, Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong”.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực pháp luật nghiên cứu những vấn đề pháp lý xoay quanh việc khai thác và phát triển trong khu vực sông Mekong. Những chuyên gia này đến từ những cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Lê Trường Sơn – Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM cho biết sông Mekong là con sông dài nhất khu vực Đông Nam Á và là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trên thế giới.

Sông Mekong chảy qua lãnh thổ của sáu quốc gia, gồm Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, mang lại nguồn tài nguyên quý báu nuôi sống hàng chục triệu người dọc theo lưu vực.

 TS. Lê Trường Sơn – Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong” ngày 7-6. Ảnh: PV

TS. Lê Trường Sơn – Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong” ngày 7-6. Ảnh: PV

Tuy nhiên, theo TS. Lê Trường Sơn, biến đổi khí hậu và và tình trạng khai thác tài nguyên nước không kiểm soát khiến khu vực tiểu vùng sông Mekong đối mặt với nhiều thách thức to lớn như suy giảm dòng chảy, xâm nhập mặn, cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, hạn hán kéo dài và lũ lụt.

Bên cạnh đó, những “khác biệt cơ bản” về chính sách khai thác nguồn tài nguyên nước, đặt ra nhiều thách thức không chỉ về mặt pháp lý mà còn trên mặt trận chính trị và ngoại giao khu vực, TS. Lê Trường Sơn nói thêm.

Đồng quan điểm, trong bài phát biểu, TS. Nguyễn Hữu Huyên - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Tư pháp - thừa nhận vai trò quan trọng của sông Mekong không chỉ với khu vực mà còn với toàn cầu khi chiếm 1/4 sản lượng cá nước ngọt, 15% sản lượng lúa gạo toàn cầu. Trên cơ sở này, nhiều hiệp ước quốc tế đã đề ra nguyên tắc hợp tác, bảo vệ khu vực này.

TS. Nguyễn Hữu Huyên lưu ý rằng biến đổi khí hậu, khai thác quá mức cùng các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đang đe dọa khu vực.

 TS. Nguyễn Hữu Huyên - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Tư pháp phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong” ngày 7-6. Ảnh: PV

TS. Nguyễn Hữu Huyên - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Tư pháp phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong” ngày 7-6. Ảnh: PV

Hội thảo gồm 3 phiên với các nội dung: Mekong và mục tiêu phát triển bền vững trên sông Mekong; Khai thác tài nguyên nước trên sông Mekong; Đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư, bảo đảm quyền con người nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững tại tiểu vùng sông Mekong.

Hội thảo trình bày 14 bài tham luận từ 112 đề xuất gửi về hội thảo, bàn về nhiều vấn đề từ luật quốc tế đến các chính sách, biện pháp ứng phó với thách thức đến thúc đẩy thương mại quốc tế, quyền con người trong khu vực,...

Hội thảo dự kiến kéo dài đến 4 giờ chiều 7-6.

 Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong” ngày 7-6 tại Trường Đại học Luật TP.HCM. Ảnh: PV

Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong” ngày 7-6 tại Trường Đại học Luật TP.HCM. Ảnh: PV

 Các đại biểu dự Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong”

Các đại biểu dự Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong”

THẢO VY

Nguồn PLO: https://plo.vn/hoi-thao-phat-trien-ben-vung-tieu-vung-song-mekong-tim-giai-phap-cho-khu-vuc-giau-tai-nguyen-post794540.html