Khám phá các tục thờ độc đáo của người Hoa Chợ Lớn

Thờ Tôn Ngộ Không, thờ Bao Công, thờ ngựa Xích Thố của Quan Vũ... là những tục thờ độc đáo hiện diện tại các hội quán của người Hoa ở khu vực Chợ Lớn (quận 5. TP HCM).

1. Tục thờ Tề Thiên Đại Thánh là một trong các tục thờ độc đáo của cộng đồng người Việt gốc Hoa sinh sống ở vùng đất Chợ Lớn xưa. Quanh tục thờ này có khá nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết. Ảnh: Bàn thờ Tề Thiên Đại Thánh ở hội quán Hà Chương, quận 5, TP HCM.

1. Tục thờ Tề Thiên Đại Thánh là một trong các tục thờ độc đáo của cộng đồng người Việt gốc Hoa sinh sống ở vùng đất Chợ Lớn xưa. Quanh tục thờ này có khá nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết. Ảnh: Bàn thờ Tề Thiên Đại Thánh ở hội quán Hà Chương, quận 5, TP HCM.

Tôn Ngộ Không hay Tề Thiên Đại Thánh là một hình tượng văn học có từ thời cổ đại Trung Hoa, được đưa vào tiểu thuyết Tây Du Ký trong thế kỷ 16. Đây là nhân vật nổi tiếng trong văn học cổ Trung Hoa, được hàng triệu người Việt mến mộ qua loạt phim truyền hình Tây Dy Ký (1986).

Tôn Ngộ Không hay Tề Thiên Đại Thánh là một hình tượng văn học có từ thời cổ đại Trung Hoa, được đưa vào tiểu thuyết Tây Du Ký trong thế kỷ 16. Đây là nhân vật nổi tiếng trong văn học cổ Trung Hoa, được hàng triệu người Việt mến mộ qua loạt phim truyền hình Tây Dy Ký (1986).

Trong Tây Du Ký, Ngộ Không cùng Đường Tam Tạng và các sư đệ đã vượt qua nhiều thử thách, lấy được kinh Phật và thành chính quả, được phong làm Đấu Chiến Thắng Phật. Kể từ đó, Tôn Ngộ Không - Tề Thiên Đại Thánh được thờ phụng như một vị Phật.

Trong Tây Du Ký, Ngộ Không cùng Đường Tam Tạng và các sư đệ đã vượt qua nhiều thử thách, lấy được kinh Phật và thành chính quả, được phong làm Đấu Chiến Thắng Phật. Kể từ đó, Tôn Ngộ Không - Tề Thiên Đại Thánh được thờ phụng như một vị Phật.

Do sức ảnh hưởng lớn trong văn hóa dân gian, từ một hình tượng hư cấu xuất hiện trong văn học, Tề Thiên Đại Thánh đã trở thành một đối tượng được thờ phụng trong nhiều đền miếu người Hoa, đặc biệt ở vùng Phúc Kiến.

Do sức ảnh hưởng lớn trong văn hóa dân gian, từ một hình tượng hư cấu xuất hiện trong văn học, Tề Thiên Đại Thánh đã trở thành một đối tượng được thờ phụng trong nhiều đền miếu người Hoa, đặc biệt ở vùng Phúc Kiến.

2. Khi ghé thăm một số hội quán, đền, miếu của người Hoa ở Chợ Lớn, du khách phương xa có thể sẽ ngạc nhiên khi bắt gặp bàn thờ Bao Công - một nhân vật quen thuộc từng khuấy đảo truyền hình Việt Nam. Ảnh: Bàn thờ Bao Công tại hội quán Hà Chương, quận 5, TP HCM.

2. Khi ghé thăm một số hội quán, đền, miếu của người Hoa ở Chợ Lớn, du khách phương xa có thể sẽ ngạc nhiên khi bắt gặp bàn thờ Bao Công - một nhân vật quen thuộc từng khuấy đảo truyền hình Việt Nam. Ảnh: Bàn thờ Bao Công tại hội quán Hà Chương, quận 5, TP HCM.

Theo sử liệu Trung Hoa cổ, Bao Công húy là Bao Chửng (999-1062), vị quan ở phủ Khai Phong, tỉnh Hà Nam - nơi từng là kinh đô của triều đại nhà Tống bên Trung Quốc. Ông nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, chấp pháp nghiêm chỉnh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình.

Theo sử liệu Trung Hoa cổ, Bao Công húy là Bao Chửng (999-1062), vị quan ở phủ Khai Phong, tỉnh Hà Nam - nơi từng là kinh đô của triều đại nhà Tống bên Trung Quốc. Ông nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, chấp pháp nghiêm chỉnh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình.

Người đời gọi Bao Công là Bao Thanh Thiên (người có đức độ sáng như trời xanh) vì sự công minh tuyệt đối của ông. Từ một nhân vật lịch sử có thật, sự nghiệp Bao Công được khoác lên các giai thoại mang màu sắc kỳ bí, với vầng trăng trên trán là tượng trưng cho ánh trăng công lý.

Người đời gọi Bao Công là Bao Thanh Thiên (người có đức độ sáng như trời xanh) vì sự công minh tuyệt đối của ông. Từ một nhân vật lịch sử có thật, sự nghiệp Bao Công được khoác lên các giai thoại mang màu sắc kỳ bí, với vầng trăng trên trán là tượng trưng cho ánh trăng công lý.

Trải qua nhiều thế hệ, công đức của Bao Công đã được ca tụng và lưu truyền cùng với sự khát khao về công lý của người dân thấp cổ bé họng. Điều này khiến Bao Công trở thành một nhân vật được thờ cúng trong các đền miếu.

Trải qua nhiều thế hệ, công đức của Bao Công đã được ca tụng và lưu truyền cùng với sự khát khao về công lý của người dân thấp cổ bé họng. Điều này khiến Bao Công trở thành một nhân vật được thờ cúng trong các đền miếu.

3. Tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, Hội quán Nghĩa An là nơi có bức tượng ngựa Xích Thố đẹp bậc nhất Chợ Lớn. Đây là một con ngựa nổi tiếng trong tác phẩm Tam Quốc, gắn với chiến tích qua năm cửa ải chém sáu tướng của Quan Công (Quan Vũ).

3. Tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, Hội quán Nghĩa An là nơi có bức tượng ngựa Xích Thố đẹp bậc nhất Chợ Lớn. Đây là một con ngựa nổi tiếng trong tác phẩm Tam Quốc, gắn với chiến tích qua năm cửa ải chém sáu tướng của Quan Công (Quan Vũ).

Trong tín ngưỡng của người Hoa, Quan Công còn được mệnh danh là Quan Thánh đế quân, là một đối tượng thờ phụng quan trọng. Những đền, chùa thờ Quan Công thường sẽ có một gian thờ dành riêng cho ngựa Xích Thố. Hội quán Nghĩa An là một nơi thờ phụng như vậy.

Trong tín ngưỡng của người Hoa, Quan Công còn được mệnh danh là Quan Thánh đế quân, là một đối tượng thờ phụng quan trọng. Những đền, chùa thờ Quan Công thường sẽ có một gian thờ dành riêng cho ngựa Xích Thố. Hội quán Nghĩa An là một nơi thờ phụng như vậy.

Theo tập tục, khách thập phương khi đến hội quán Nghĩa An làm lễ sẽ chui qua bụng ngựa Xích Thố ở nơi đây để cầu may. Việc sờ vào ức ngựa và rung quả chuông treo dưới cổ ngựa cũng được cho là sẽ đem lại điều may mắn, tốt lành.

Theo tập tục, khách thập phương khi đến hội quán Nghĩa An làm lễ sẽ chui qua bụng ngựa Xích Thố ở nơi đây để cầu may. Việc sờ vào ức ngựa và rung quả chuông treo dưới cổ ngựa cũng được cho là sẽ đem lại điều may mắn, tốt lành.

Trên bàn thờ ngựa Xích Thố, người ta thường dâng cúng những đĩa mạ non, thức ăn khoái khẩu của ngựa. Không chỉ sờ ngựa Xích Thố, nhiều người còn sờ vào tượng Mã Đầu tướng quân (người giữ ngựa) ở cạnh đó để cầu may...

Trên bàn thờ ngựa Xích Thố, người ta thường dâng cúng những đĩa mạ non, thức ăn khoái khẩu của ngựa. Không chỉ sờ ngựa Xích Thố, nhiều người còn sờ vào tượng Mã Đầu tướng quân (người giữ ngựa) ở cạnh đó để cầu may...

Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/ta-tay/kham-pha-cac-tuc-tho-doc-dao-cua-nguoi-hoa-cho-lon-1494442.html