Khám phá ngôi chùa cổ có 2 cây di sản đầu tiên ở tỉnh Ninh Bình

Chùa Hưng Long (hay Gác chuông) ở tỉnh Ninh Binh là ngôi chùa cổ có niên đại hàng trăm năm. Đặc biệt, tại đây còn sở hữu hai cây cổ thụ được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

 Chùa cổ Hưng Long hay còn gọi là chùa Gác Chuông, tọa lạc ở làng Thư Điền, xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình. Trải qua hàng trăm năm, ngôi chùa không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp rêu phong, cổ kính như miền cổ tích, chùa còn có 2 cây di sản là "báu vật" của nhà chùa và nhân dân địa phương.

Chùa cổ Hưng Long hay còn gọi là chùa Gác Chuông, tọa lạc ở làng Thư Điền, xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình. Trải qua hàng trăm năm, ngôi chùa không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp rêu phong, cổ kính như miền cổ tích, chùa còn có 2 cây di sản là "báu vật" của nhà chùa và nhân dân địa phương.

 Theo quan sát, trước cổng tam quan của Hưng Long có cây bảng cổ thụ được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào năm 2013. Khi đó cây có tuổi đời là 225 năm, đến nay cây bàng đã 235 năm tuổi.

Theo quan sát, trước cổng tam quan của Hưng Long có cây bảng cổ thụ được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào năm 2013. Khi đó cây có tuổi đời là 225 năm, đến nay cây bàng đã 235 năm tuổi.

 Thân cây bàng to lớn, các cành cây vươn tỏa ra tạo thành bóng mát càng làm tô thêm vẻ cổ kính của ngôi chùa cổ Hưng Long. Thân cây to lớn, xù xì, cành cây, tán lá rộng khắp che phủ cả một vùng rộng lớn, rợp bóng mát cho cổng chùa.

Thân cây bàng to lớn, các cành cây vươn tỏa ra tạo thành bóng mát càng làm tô thêm vẻ cổ kính của ngôi chùa cổ Hưng Long. Thân cây to lớn, xù xì, cành cây, tán lá rộng khắp che phủ cả một vùng rộng lớn, rợp bóng mát cho cổng chùa.

 Người dân nơi đây cho biết, cây bàng khổng lồ này là nơi che chắn bom đạn cho nhân dân thời chiến tranh. Đặc biệt, nơi đây cũng tiễn bap thế hệ tuổi trẻ quê hương Ninh Nhất lên đường bảo vệ tổ quốc thời kháng chiến. Ngày nay, cây bàng cổ thụ giúp che bóng mát cho người dân trong làng. Dưới gốc bàng là nơi người dân gặp gỡ để chia sẻ câu chuyện thường ngày.

Người dân nơi đây cho biết, cây bàng khổng lồ này là nơi che chắn bom đạn cho nhân dân thời chiến tranh. Đặc biệt, nơi đây cũng tiễn bap thế hệ tuổi trẻ quê hương Ninh Nhất lên đường bảo vệ tổ quốc thời kháng chiến. Ngày nay, cây bàng cổ thụ giúp che bóng mát cho người dân trong làng. Dưới gốc bàng là nơi người dân gặp gỡ để chia sẻ câu chuyện thường ngày.

 Hàng trăm năm qua, cây bàng đã che bóng mát cho biết bao người dân, chứng kiến bao thăng trầm của biết bao lớp người.

Hàng trăm năm qua, cây bàng đã che bóng mát cho biết bao người dân, chứng kiến bao thăng trầm của biết bao lớp người.

 Cây bàng được công nhận là Cây di sản Việt Nam năm 2023.

Cây bàng được công nhận là Cây di sản Việt Nam năm 2023.

 Cổng Tam Quan của chùa Hưng Long tại tỉnh Ninh Bình.

Cổng Tam Quan của chùa Hưng Long tại tỉnh Ninh Bình.

 Đặc biệt, trong khuôn viên chùa Hưng Long còn có cây thị cổ thụ có tuổi đời hơn 500 năm. Được biết, cây thị cũng được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận Cây Di sản Việt Nam vào năm 2013 với 523 tuổi, tính đến nay cây thị đã có tuổi đời 533 năm.

Đặc biệt, trong khuôn viên chùa Hưng Long còn có cây thị cổ thụ có tuổi đời hơn 500 năm. Được biết, cây thị cũng được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận Cây Di sản Việt Nam vào năm 2013 với 523 tuổi, tính đến nay cây thị đã có tuổi đời 533 năm.

 Cây thị có gốc và đường kính thân cây lớn gần gấp 3 so với cây bàng nhưng tán cây không phủ rộng vì cách đây ít năm, cơn bão lớn đã quật gãy ngọn của cây thị già này. Năm 2003, cây thị được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Cây thị có gốc và đường kính thân cây lớn gần gấp 3 so với cây bàng nhưng tán cây không phủ rộng vì cách đây ít năm, cơn bão lớn đã quật gãy ngọn của cây thị già này. Năm 2003, cây thị được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

 Cây bàng, cây thị không chỉ là cây cổ thụ có hàng trăm năm tuổi mà dưới bóng cây đó còn là những câu chuyện thể hiện tầng sâu văn hóa, lịch sử có tính giáo dục mang bản sắc riêng đã được lưu giữ và truyền qua nhiều thế hệ.

Cây bàng, cây thị không chỉ là cây cổ thụ có hàng trăm năm tuổi mà dưới bóng cây đó còn là những câu chuyện thể hiện tầng sâu văn hóa, lịch sử có tính giáo dục mang bản sắc riêng đã được lưu giữ và truyền qua nhiều thế hệ.

 Chiếc chuông cổ bên trong chùa Hưng Long, tỉnh Ninh Bình.

Chiếc chuông cổ bên trong chùa Hưng Long, tỉnh Ninh Bình.

 Người dân đọc kinh phật tại chùa Hưng Long.

Người dân đọc kinh phật tại chùa Hưng Long.

 Vì vậy, việc công nhận cây Di sản trong khuôn viên chùa Hưng Long có ý nghĩa quan trọng về việc gìn giữ bảo vệ hệ sinh thái môi trường cũng như tôn vinh, phát huy với những giá trị về mặt văn hóa, tinh thần của người dân địa phương.

Vì vậy, việc công nhận cây Di sản trong khuôn viên chùa Hưng Long có ý nghĩa quan trọng về việc gìn giữ bảo vệ hệ sinh thái môi trường cũng như tôn vinh, phát huy với những giá trị về mặt văn hóa, tinh thần của người dân địa phương.

Theo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE), Cây di sản không đơn thuần là những cây cổ thụ, mà còn là những nhân chứng lịch sử, văn hóa của đất nước, của dân tộc cần được tôn vinh và bảo vệ. Để được công nhận là cây di sản phải đáp ứng được các tiêu chí như: Cây mọc tự nhiên, phải sống trên 200 năm, cao to hùng vĩ (cao trên 40 m, chu vi trên 6 m đối với cây gỗ đơn thân còn đối với các cây đa, si thuộc chi ficus phải cao trên 25 m, chu vi trên 15 m), có hình dáng đặc sắc.

Đối với cây trồng, phải sống trên 100 năm, cao to hùng vĩ (cao trên 30 m, chu vi trên 3,5 m đối với cây gỗ đơn thân còn với cây đa, si thuộc chi ficus phải cao trên 20 m, chu vi trên 10 m), có hình dáng đặc sắc (ưu tiên các loài có giá trị cảnh quan, văn hóa, lịch sử). Cây không đạt các tiêu chí kỹ thuật đã nêu nhưng có giá trị đặc biệt về khoa học hoặc lịch sử hoặc văn hóa hoặc mỹ quan cũng sẽ được xem xét đặc biệt.

Tin và ảnh: Trung Nguyễn

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/kham-pha-ngoi-chua-co-co-2-cay-di-san-dau-tien-o-tinh-ninh-binh-post279424.html