Khơi thông chính sách tín dụng nước sạch nông thôn

Những năm qua, chính sách tín dụng cho vay nông nghiệp, nông thôn được các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện có hiệu quả. Trong đó phải kể đến nguồn vốn Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần cải thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng dân cư và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.

Ngân hàng CSXH huyện Yên Khánh tổ chức giao dịch tại xã Khánh Vân.

Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tíndụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nôngthôn có nhiều ưu đãi như thời hạn vay dài, lãi suất thấp, dư nợ cho vay bìnhquân trên 6,3 tỷ đồng/xã, với mức cho vay bình quân 7,1 triệu đồng/công trình.Đây là nguồn vốn quan trọng hỗ trợ hộ dân tại khu vực nông thôn xây nhà vệsinh, đào giếng, lắp đặt hệ thống nước sinh hoạt, đồng thời góp phần khơi thôngchính sách tín dụng cho vay nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước tỉnh, tính chung tronggiai đoạn 2004 - 2019, tổng doanh số cho vay các chương trình tín dụng chínhsách trên địa bàn đạt 7.111.231 triệu đồng. Từ nguồn vốn trên, Ngân hàng chínhsách xã hội đã giải ngân cho trên 471 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượngchính sách được vay vốn; tổng doanh số thu nợ đạt 4.839.982 triệu đồng.

Tổng dưnợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn đạt 2.420.139 triệu đồngvới hơn 76 nghìn khách hàng còn dư nợ. Trong đó, đối với chương trình cho vaynước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn doanh số cho vay đạt 1.292.870triệu đồng, với trên 117 nghìn lượt hộ được vay vốn; doanh số thu nợ đạt545.020 triệu đồng; dư nợ cho vay đạt 747.397 triệu đồng, với 52.019 khách hàngcòn dư nợ, tăng 740.397 triệu đồng và gấp 105,8 lần so với khi mới bắt đâùtriển khai chương trình.

Chỉ tính riêng hết năm 2019, tổng nguồn vốn thực hiện cácchương trình tín dụng chính sách trên địa bàn đạt 2.422.557 triệu đồng, trongđó: Nguồn vốn cân đối từ Trung ương đạt 2.062.960 triệu đồng; nguồn vốn nhận uỷthác tại địa phương là 84.139 triệu đồng; nguồn vốn huy động tại địa phương đạt275.458 triệu đồng. Riêng nguồn vốn thực hiện chương trình nước sạch &VSMTNT đạt 747.397 triệu đồng, chiếm 31%/tổng nguồn vốn cho vay các chươngtrình tín dụng chính sách trên địa bàn.

Với số vốn trên đã giúp cho các hộ gia đình trên địa bàn xâyđược 105.177 công trình nước sạch và 100.544 công trình hợp vệ sinh. Cùng vơíviệc tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn tiếp tụcđược nâng cao. Đến hết năm 2019, tổng nợ quá hạn và nợ khoanh các chương trìnhtín dụng chính sách nói chung trên địa bàn là 10.779 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,44%so với tổng dư nợ. Trong đó, nợ quá hạn là 10.736 triệu đồng, chiếm 0,43%, nợkhoanh là 43 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,002%. Trong khi đó, đối với chương trìnhcho vay nước sạch & VSMTNT, nợ quá hạn chỉ 1.014 triệu đồng, chiếm tỷ lệ0,13%/tổng dư nợ của chương trình.

Việc triển khai thực hiện chương trình tín dụng nước sạch& VSMTNT đã góp phần giúp tỉnh Ninh Bình thực hiện tốt chiến lược quốc giavề cấp nước sạch & VSMTNT trên địa bàn. Đến nay, tỷ lệ hộ dân nông thôn củatỉnh được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95,1%. Trong đó, tỷ lệ số dân nông thônsử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn Quốc gia là 61,1%. Tỷ lệ hộ dân nông thôncó nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 73,7%. Tỷ lệ hộ gia đình ở nông thôn chăn nuôi cóchuồng trại hợp vệ sinh đạt 55%. Tỷ lệ số trường học mầm non, phổ thông và sốtrạm y tế xã ở nông thôn đủ nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh sử dụng tốt đạt100%.

Có thể khẳng định, chương trình tín dụng nước sạch &VSMTNT đã góp phần quan trọng vào thực hiện Chiến lược về nước sạch &VSMTNT, làm thay đổi bộ mặt nông thôn Ninh Bình. Đối với các hộ dân ở khu vựcnông thôn được sử dụng nước sạch, công trình vệ sinh hợp chuẩn không những đảmbảo sức khỏe cho cộng đồng dân cư, mà còn góp phần nâng cao chất lượng sống củangười dân nông thôn, đồng thời góp phần giảm thiểu bệnh tật do thiếu nước sạchhoặc sử dụng công trình vệ sinh chưa đảm bảo tiêu chuẩn, giảm chi phí khám,chữa bệnh, đảm bảo sức khỏe cho người dân; thu hẹp khoảng cách về điều kiệnsinh hoạt giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng nông thôn mới nhau. Qua đóhình thành nếp sống văn hóa, văn minh, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môitrường.

Bài, ảnh:Nguyễn Thơm

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/khoi-thong-chinh-sach-tin-dung-nuoc-sach-nong-thon-20200403091522910p2c21.htm