Không cần tủ lạnh vẫn bảo quản thịt tươi ngon, mùi vị đặc biệt

Một số phương pháp bảo quản thịt lợn không chỉ giữ miếng thịt tươi lâu hơn mà còn tạo cho món ăn mùi vị đặc biệt.

Ướp muối: Rất nhiều người đã quên mất hoặc không biết cách bảo quản thịt lợn này đã có từ xa xưa. Đây là một trong những cách bảo quản vừa dễ dàng lại mất ít thời gian. Đầu tiên bạn cắt thịt ra thành từng miếng dày khoảng 10-15cm. Trộn khoảng 200g muối với ¼ chén đường đỏ rồi rắc lên toàn bộ miếng thịt. Tiếp đó cho vào lọ sạch, đậy nắp kín, có thể dùng một miếng vải thưa phủ lên trên miếng thịt. (Ảnh: momprepares)

Ướp muối: Rất nhiều người đã quên mất hoặc không biết cách bảo quản thịt lợn này đã có từ xa xưa. Đây là một trong những cách bảo quản vừa dễ dàng lại mất ít thời gian. Đầu tiên bạn cắt thịt ra thành từng miếng dày khoảng 10-15cm. Trộn khoảng 200g muối với ¼ chén đường đỏ rồi rắc lên toàn bộ miếng thịt. Tiếp đó cho vào lọ sạch, đậy nắp kín, có thể dùng một miếng vải thưa phủ lên trên miếng thịt. (Ảnh: momprepares)

Để thịt ở nơi lạnh ít nhất một tháng, nhiệt độ thịt nên duy trì ở mức 2 độ C là tốt nhất, nhưng không được quá 3 độ. Sau khoảng thời gian này, có thể cho vào hộp nhựa hoặc cuốn nilon là quanh năm có thịt sẵn trong nhà. Cách bảo quản thịt này sẽ tạo cho thịt hương vị vô cùng độc đáo. (Ảnh: beforeitsnew)

Để thịt ở nơi lạnh ít nhất một tháng, nhiệt độ thịt nên duy trì ở mức 2 độ C là tốt nhất, nhưng không được quá 3 độ. Sau khoảng thời gian này, có thể cho vào hộp nhựa hoặc cuốn nilon là quanh năm có thịt sẵn trong nhà. Cách bảo quản thịt này sẽ tạo cho thịt hương vị vô cùng độc đáo. (Ảnh: beforeitsnew)

Ngâm nước muối: Đây cũng là một phương pháp bảo quản thịt lợn không cần tủ lạnh đáng tin cậy mặc dù tốn nhiều thời gian hơn ướp muối. Cách cắt thịt tương tự như trên. Nhưng bạn không dùng muối hột mà pha khoảng 400g muối và ½ chén đường đỏ vào khoảng 2 lít nước rồi cho thịt vào ngâm ngập nước. Có thể dùng vật nặng đè lên trên cho thịt chìm xuống. Để ở nơi có nhiệt độ khoảng 2 độ C. (Ảnh: alesfrommyplate)

Ngâm nước muối: Đây cũng là một phương pháp bảo quản thịt lợn không cần tủ lạnh đáng tin cậy mặc dù tốn nhiều thời gian hơn ướp muối. Cách cắt thịt tương tự như trên. Nhưng bạn không dùng muối hột mà pha khoảng 400g muối và ½ chén đường đỏ vào khoảng 2 lít nước rồi cho thịt vào ngâm ngập nước. Có thể dùng vật nặng đè lên trên cho thịt chìm xuống. Để ở nơi có nhiệt độ khoảng 2 độ C. (Ảnh: alesfrommyplate)

Sau một tuần thì lấy thịt ra, khuấy đều nước muối lên rồi cho thịt vào bảo quản tiếp. Lặp lại quy trình này cho đến hết 4 tuần. Trong khoảng thời gian này nếu thấy nước muối đặc lại thì thay nước mới. Sau 4 tuần là có thể mang thịt ra chế biến (Ảnh: entertainingcouple)

Sau một tuần thì lấy thịt ra, khuấy đều nước muối lên rồi cho thịt vào bảo quản tiếp. Lặp lại quy trình này cho đến hết 4 tuần. Trong khoảng thời gian này nếu thấy nước muối đặc lại thì thay nước mới. Sau 4 tuần là có thể mang thịt ra chế biến (Ảnh: entertainingcouple)

Phơi khô: Nhiều người nghĩ thịt khô là một món ăn vặt nhưng thực ra phơi khô thịt là một trong những cách bảo quản thịt không cần tủ lạnh. Cắt thịt thành các miếng mỏng rồi ướp qua các loại gia vị. Ở xứ nóng, chỉ cần đem thịt đi phơi nắng là khô, nhưng ở xứ lạnh người ta có thể phơi thịt lợn ra ngoài trời hoặc nơi bảo quản vào bất cứ khoảng thời gian nào trong năm. (Ảnh: Sauce for chicken)

Phơi khô: Nhiều người nghĩ thịt khô là một món ăn vặt nhưng thực ra phơi khô thịt là một trong những cách bảo quản thịt không cần tủ lạnh. Cắt thịt thành các miếng mỏng rồi ướp qua các loại gia vị. Ở xứ nóng, chỉ cần đem thịt đi phơi nắng là khô, nhưng ở xứ lạnh người ta có thể phơi thịt lợn ra ngoài trời hoặc nơi bảo quản vào bất cứ khoảng thời gian nào trong năm. (Ảnh: Sauce for chicken)

Hun khói là một quá trình xử lý thịt bằng cách hong thịt trên khói trong một thời gian dài. Muốn miếng thịt thơm người ta hun khói bằng các loại gỗ như gỗ mại châu, gỗ thích, gỗ anh đào, gỗ sồi. Phương pháp này hoàn toàn khác với nướng vì không dùng nhiệt trực tiếp. Thịt hun khói sẽ có một lớp axit bên ngoài nên vi khuẩn không phát triển được. (Ảnh: buttonsoup)

Hun khói là một quá trình xử lý thịt bằng cách hong thịt trên khói trong một thời gian dài. Muốn miếng thịt thơm người ta hun khói bằng các loại gỗ như gỗ mại châu, gỗ thích, gỗ anh đào, gỗ sồi. Phương pháp này hoàn toàn khác với nướng vì không dùng nhiệt trực tiếp. Thịt hun khói sẽ có một lớp axit bên ngoài nên vi khuẩn không phát triển được. (Ảnh: buttonsoup)

Có hai phương pháp hun khói là hun lạnh và hun nóng. Hun nóng là dùng nhiệt độ tối thiểu 65 độ C để thịt chín chậm và đủ mềm để không còn dính vào xương. Hun lạnh là dùng nhiệt độ dưới 37 độ C để làm cho thịt có mùi thơm và tạo một lớp khí bảo vệ bên ngoài để vi khuẩn không tấn công vào miếng thịt. (Ảnh: littlethings).

Có hai phương pháp hun khói là hun lạnh và hun nóng. Hun nóng là dùng nhiệt độ tối thiểu 65 độ C để thịt chín chậm và đủ mềm để không còn dính vào xương. Hun lạnh là dùng nhiệt độ dưới 37 độ C để làm cho thịt có mùi thơm và tạo một lớp khí bảo vệ bên ngoài để vi khuẩn không tấn công vào miếng thịt. (Ảnh: littlethings).

Trang Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/khong-can-tu-lanh-van-bao-quan-thit-tuoi-ngon-mui-vi-dac-biet-866012.html