Không phải Quan Vũ, đây mới là người bạo gan trảm mãnh tướng Hoa Hùng?

Trong 'Tam Quốc diễn nghĩa', chiến tích đầu tiên của Quan Vũ là 'ôn tửu trảm Hoa Hùng'. Thế nhưng, một số sử liệu cho rằng, thắng lợi này không phải của Quan Vũ mà là của võ tướng Giang Đông Tôn Kiên.

 Quan Vũ, tự Vân Trường, là một vị tướng nổi tiếng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi. Võ tướng này được đánh giá là người văn võ toàn tài, được người đời kính trọng và yêu quý.

Quan Vũ, tự Vân Trường, là một vị tướng nổi tiếng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi. Võ tướng này được đánh giá là người văn võ toàn tài, được người đời kính trọng và yêu quý.

Cuộc đời của Quan Vũ được nhiều người biết đến thông qua tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung. Trong tiểu thuyết này, chiến tích đầu tiên của Quan Vũ và cũng là uy chấn càn khôn đệ nhất công được mô tả là "ôn tửu trảm Hoa Hùng".

Cuộc đời của Quan Vũ được nhiều người biết đến thông qua tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung. Trong tiểu thuyết này, chiến tích đầu tiên của Quan Vũ và cũng là uy chấn càn khôn đệ nhất công được mô tả là "ôn tửu trảm Hoa Hùng".

Hoa Hùng (? - 190) là vị tướng quân đội dưới quyền Đổng Trác sống vào cuối thời nhà Hán. Võ tướng này được La Quán Trung miêu tả sở hữu chiều cao 9 thước, tướng mạo oai phong, lẫm liệt. Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", bối cảnh diễn ra điển tích "ôn tửu trảm Hoa Hùng" là khi 18 lộ chư hầu Quan Đông khởi binh thảo phạt gian thần Đổng Trác. Theo đó, lực lượng Quan Đông bao vây thành Lạc Dương.

Hoa Hùng (? - 190) là vị tướng quân đội dưới quyền Đổng Trác sống vào cuối thời nhà Hán. Võ tướng này được La Quán Trung miêu tả sở hữu chiều cao 9 thước, tướng mạo oai phong, lẫm liệt. Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", bối cảnh diễn ra điển tích "ôn tửu trảm Hoa Hùng" là khi 18 lộ chư hầu Quan Đông khởi binh thảo phạt gian thần Đổng Trác. Theo đó, lực lượng Quan Đông bao vây thành Lạc Dương.

Tướng quốc Bình Nguyên là Lưu Bị dẫn các võ tướng Quan Vũ, Trương Phi và một số người khác theo cùng Thái thú Bắc Bình Công Tôn Toản. Chư hầu cùng tiến cử Viên Thiệu làm minh chủ, Thái thú Trường Sa (một địa danh thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay) Tôn Kiên làm tiên phong tới Dĩ Thủy Quan khiêu chiến. Trong cuộc giao tranh đó, tướng của Đổng Trác là Kiêu kị hiệu úy Hoa Hùng tiếp chiến và đánh bại Tôn Kiên, chém chết Tổ Mậu.

Tướng quốc Bình Nguyên là Lưu Bị dẫn các võ tướng Quan Vũ, Trương Phi và một số người khác theo cùng Thái thú Bắc Bình Công Tôn Toản. Chư hầu cùng tiến cử Viên Thiệu làm minh chủ, Thái thú Trường Sa (một địa danh thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay) Tôn Kiên làm tiên phong tới Dĩ Thủy Quan khiêu chiến. Trong cuộc giao tranh đó, tướng của Đổng Trác là Kiêu kị hiệu úy Hoa Hùng tiếp chiến và đánh bại Tôn Kiên, chém chết Tổ Mậu.

Hoa Hùng khiêu chiến quân Quan Đông và tiêu diệt liên tiếp 2 tướng. Trong tình huống đó, Quan Vũ xin ra trận nhằm so tài với Hoa Hùng. Vào thời điểm đó, Quan Vân Trường chỉ là một người lính ít tên tuổi. Do đó, Viên Thiệu và Viên Thuật sợ võ tướng này sẽ làm quân Quan Đông mất mặt trước Hoa Hùng.

Hoa Hùng khiêu chiến quân Quan Đông và tiêu diệt liên tiếp 2 tướng. Trong tình huống đó, Quan Vũ xin ra trận nhằm so tài với Hoa Hùng. Vào thời điểm đó, Quan Vân Trường chỉ là một người lính ít tên tuổi. Do đó, Viên Thiệu và Viên Thuật sợ võ tướng này sẽ làm quân Quan Đông mất mặt trước Hoa Hùng.

Lúc này, chỉ duy nhất Tào Tháo ủng hộ Quan Vũ xuất trận và đưa cho viên tướng này một chén rượu uống trước khi lên đường. Do đó, võ tướng này ra trận và có cuộc đối đầu với Hoa Hùng. Nhiều người cho rằng, Quan Vũ sẽ khó lòng mà đánh bại được Quan Vũ.

Lúc này, chỉ duy nhất Tào Tháo ủng hộ Quan Vũ xuất trận và đưa cho viên tướng này một chén rượu uống trước khi lên đường. Do đó, võ tướng này ra trận và có cuộc đối đầu với Hoa Hùng. Nhiều người cho rằng, Quan Vũ sẽ khó lòng mà đánh bại được Quan Vũ.

Vì vậy, Viên Thiệu, Viên Thuật cùng nhiều người khác vô cùng kinh ngạc khi sau đó thấy Quan Vũ mang đầu của Hoa Hùng về. Từ đây, điển tích "ôn tửu trảm Hoa Hùng" ra đời.

Vì vậy, Viên Thiệu, Viên Thuật cùng nhiều người khác vô cùng kinh ngạc khi sau đó thấy Quan Vũ mang đầu của Hoa Hùng về. Từ đây, điển tích "ôn tửu trảm Hoa Hùng" ra đời.

Thế nhưng, một số sử liệu cho rằng, người giết chết Hoa Hùng không phải là Quan Vũ. Thay vào đó, chiến tích này thuộc về võ tướng Giang Đông Tôn Kiên. Tôn Kiên vốn là Thái thú Trường Sa, tước Ô Trình Hầu. Thời điểm chư hầu Quan Đông khởi binh, Tôn Kiên từ Hồ Nam bắc tiến và gia nhập với lực lượng của Viên Thuật tại Lỗ Dương.

Thế nhưng, một số sử liệu cho rằng, người giết chết Hoa Hùng không phải là Quan Vũ. Thay vào đó, chiến tích này thuộc về võ tướng Giang Đông Tôn Kiên. Tôn Kiên vốn là Thái thú Trường Sa, tước Ô Trình Hầu. Thời điểm chư hầu Quan Đông khởi binh, Tôn Kiên từ Hồ Nam bắc tiến và gia nhập với lực lượng của Viên Thuật tại Lỗ Dương.

Khi 18 lộ chư hầu bao vây Lạc Dương, mỗi bên đều e ngại Đổng Trác và tính toán bảo toàn thực lực nên đều giữ thái độ "quan sát", chưa vội tấn công. Lúc ấy, chỉ có quân đội của Tào Tháo, Tôn Kiên và Vương Khuông từng xông lên giao chiến với Đổng Trác.

Khi 18 lộ chư hầu bao vây Lạc Dương, mỗi bên đều e ngại Đổng Trác và tính toán bảo toàn thực lực nên đều giữ thái độ "quan sát", chưa vội tấn công. Lúc ấy, chỉ có quân đội của Tào Tháo, Tôn Kiên và Vương Khuông từng xông lên giao chiến với Đổng Trác.

Về sau, Lữ Bố, Hoa Hùng, Hồ Chẩn cùng tấn công Tôn Kiên nhưng thất bại. Cuối cùng, Tôn Kiên tiêu diệt được Hoa Hùng. La Quán Trung đã hư cấu chi tiết này và mô tả Quan Vũ mới là người chém đầu Hoa Hùng thay vì Tôn Kiên.

Về sau, Lữ Bố, Hoa Hùng, Hồ Chẩn cùng tấn công Tôn Kiên nhưng thất bại. Cuối cùng, Tôn Kiên tiêu diệt được Hoa Hùng. La Quán Trung đã hư cấu chi tiết này và mô tả Quan Vũ mới là người chém đầu Hoa Hùng thay vì Tôn Kiên.

Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/khong-phai-quan-vu-day-moi-la-nguoi-bao-gan-tram-manh-tuong-hoa-hung-1761031.html