Kịch bản Kiev gia nhập NATO giữa thời điểm nóng

Theo Stian Jenssen, giải pháp chấm dứt xung đột với Nga có thể là Ukraine từ bỏ lãnh thổ và đổi lấy tư cách thành viên NATO.

Cựu sĩ quan tình báo Mỹ, ông Scott Ritter.

Cựu sĩ quan tình báo Mỹ, ông Scott Ritter.

Tuyên bố được Stian Jenssen, chánh văn phòng của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đưa ra khi nói về tình hình chiến sự tại Ukraine và bước tiến của cuộc phản công không như kế hoạch.

Hiện nay Ukraine đã điều lực lượng dự bị chiến lược cuối cùng của mình, do Lữ đoàn đổ bộ đường không số 82 tinh nhuệ dẫn đầu, tham gia trận chiến giành ngôi làng Rabotino của Zaporozhye.

Tại đây, trên những cánh đồng bị bỏ hoang do điều kiện chiến tranh, lực lượng chiến đấu tốt nhất của Ukraine đã bị hỏa lực Nga tấn công gần như không thể chống đỡ.

Dựa trên kinh nghiệm của những chỉ huy của Lữ đoàn 82, việc họ bị đánh bại chỉ còn là vấn đề thời gian.

Khi kịch bản này diễn ra, Kiev không còn lực lượng dự bị quan trọng nào có thể sẵn chiến đấu. Và các chuyên gia NATO của họ cũng thừa nhận rằng điều này có tác động rất tiêu cực đến trận chiến dọc theo đường tiếp xúc dài 1.000 dặm giữa quân đội Ukraine và lực lượng Nga.

Trong khi đó, Nga vẫn duy trì một lực lượng dự bị sẵn có gồm khoảng hơn 200.000 binh sĩ, được huấn luyện và trang bị tốt, sẵn sàng tham chiến.

Tình hình trở nên nghiêm trọng đến mức Stian Jenssen đã phát biểu trước truyền thông Na Uy rằng giải pháp chấm dứt xung đột với Nga có thể là Ukraine từ bỏ lãnh thổ, và đổi lấy tư cách thành viên NATO.

Tuy nhiên, theo cựu sĩ quan tình báo Mỹ Scott Ritter, ngay cả với kịch bản này, Jenssen vẫn bị ảo tưởng.

Trong khi thực tế chỉ ra rằng Ukraine sẽ rất khó lấy lại được các lãnh thổ của mình là Kherson, Zaporozhye, Donetsk, Lugansk và Crimea.

Lựa lựa chọn khôn ngoan nhất theo Ritter sẽ là Kiev chấp nhận chiến thắng không thể tránh khỏi của Nga trong khi tránh khả năng mất thêm nhiều lãnh thổ, tính mạng binh sĩ và vũ khí nữa.

Cựu sĩ quan tình báo Mỹ cũng cho rằng, Jenssen dường như quên một trong những mục tiêu chính đằng sau quyết định của Nga khởi xướng chiến dịch quân sự đặc biệt là ngăn chặn Ukraine gia nhập NATO.

Cả chính phủ Ukraine và lãnh đạo NATO, ông Stoltenberg sau đó đều phản đối ý tưởng hoán đổi lãnh thổ lấy tư cách thành viên.

"NATO sẽ hỗ trợ Ukraine cho đến khi họ giành chiến thắng trong cuộc xung đột", ông Stoltenberg nói với một nhóm phóng viên ở Oslo trong một cuộc họp báo.

Nhưng ngày càng rõ ràng rằng thực tế đang lấn át mong muốn. Gần như có rất ít cơ hội để Ukraine đạt được các mục tiêu đã đề ra, điều mà những bình luận của ông Jenssen phản ánh.

NATO đấu tranh để tạo ra các nguồn thiết bị mới cho Quân đội Ukraine thể hiện năng lực chiến đấu thiếu ấn tượng, lực lượng đã mất nhiều xe tăng, xe chiến đấu bọc thép và hệ thống pháo do NATO và các quốc gia khác cung cấp trước đó cho cuộc phản công.

Các thiết bị trước đây được coi là quá khiêu khích, chẳng hạn như máy bay chiến đấu F-16, hiện đã được bật đèn xanh để chuyển giao cho Ukraine.

Ông Jenssen cho biết thêm, ngay cả khi Ukraine nhận được mọi thứ họ muốn, thực tế là Kiev không thể có đủ nguồn lực cần thiết để vận hành thành thạo các thiết bị đó trên chiến trường hiện đại chống lại Quân đội Nga, bởi đó là lực lượng chiến đấu hàng đầu thế giới hiện nay.

Chính vì vậy, Jenssen cho biết, hiện cả Mỹ và NATO đều đang vật lộn với bài toán cần làm gì khi tình huống một chiến thắng chiến lược của Nga là điều gần như sẽ diễn ra.

Mặc dù Jenssen sau đó bày tỏ "sự tiếc nuối" về đề xuất hoán đổi lãnh thổ lấy tư cách thành viên NATO, nhưng thực tế là quan điểm cứng rắn của Ukraine về các điều kiện mà họ sẽ chấp nhận liên quan đến việc chấm dứt xung đột cũng không có chỗ cho việc hoán đổi lãnh thổ.

Chính vì vậy, con đường hướng tới giải pháp hòa bình cuối cùng sẽ trở nên khó khăn hơn. Về phần mình, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã từ chối đàm phán với phương Tây và Ukraine về việc chấm dứt xung đột cho thấy hòa bình rất khó có thể thực hiện.

Ông Lavrov viện dẫn lý do chính cho lập trường của Nga là thực tế rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào như vậy sẽ chẳng khác gì một "thủ thuật chiến thuật" được lên kế hoạch để tạo cơ hội cho Quân đội Ukraine nghỉ ngơi và xây dựng lại.

Ngoài ra, còn một giải pháp thay thế, như Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko gần đây đã đưa ra có thể là sự chia cắt của Ukraine, nơi những gì còn lại của quốc gia chỉ là cái bóng của chính nó trước đây.

Kiên Bùi

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/kich-ban-kiev-gia-nhap-nato-giua-thoi-diem-nong-post651321.html