Kỳ 2: Chung tay xoa dịu nỗi đau

PTĐT - Giải quyết hậu quả chất độc da cam, hàn gắn vết thương chiến tranh vừa là trách nhiệm đồng thời cũng là lương tâm, đạo lý của thế hệ hôm nay đối với những người đã chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Lãnh đạo huyện Phù Ninh thăm hỏi, tặng quà cho nạn nhân CĐDC nhân dịp Tết nguyên đán.

Lãnh đạo huyện Phù Ninh thăm hỏi, tặng quà cho nạn nhân CĐDC nhân dịp Tết nguyên đán.

>>> Kỳ I: Tội ác chiến tranhPTĐT - Giải quyết hậu quả chất độc da cam, hàn gắn vết thương chiến tranh vừa là trách nhiệm đồng thời cũng là lương tâm, đạo lý của thế hệ hôm nay đối với những người đã chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Đây là vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài đòi hỏi sự sẻ chia, trách nhiệm của mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên trong toàn hệ thống chính trị và nhân dân. Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, nhiều hoạt động hỗ trợ nạn nhân đã được triển khai đồng bộ và hiệu quả. Từ đó, góp phần làm vơi bớt nỗi đau, để không còn “nước mắt” da cam.Nghĩa tình bầu bí tương thânTừng có hơn 10 năm tham gia quân ngũ, trong đó 2 năm chiến đấu tại chiến trường miền Nam, thương binh Trần Đăng Ninh (sinh năm 1947) ở khu 10, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao giờ tuổi cao, sức yếu, hoàn cảnh kinh tế không dư dả. Năm 1976, ông xuất ngũ trở về địa phương, xây dựng gia đình và may mắn hơn nhiều đồng đội là vẫn sinh được 4 người con. Nhưng nỗi buồn ập đến khi con gái cả càng lớn bệnh tâm thần càng nặng. Người con trai út qua đời vì bạo bệnh khi mới 23 tuổi. Ngôi nhà cấp 4 xây dựng từ năm 1982 đến nay đã xuống cấp với phần mái dột, tường nứt toác có thể đổ sập bất kỳ lúc nào mà ông bà cũng không có điều kiện sửa chữa. Bao công sức, tiền của, ông dành dụm chạy chữa cho các con bệnh tật, nhưng tiền mất, người cũng không còn.Giờ đây, vợ chồng ông đều đã ngoài 70 tuổi vẫn phải cưu mang người con gái bị tâm thần và đứa cháu ngoại không có bố bằng số tiền hơn 4 triệu đồng trợ cấp thương binh và nạn nhân CĐDC. Nhận thấy hoàn cảnh của đồng đội còn vất vả, năm 2016, Hội NNCĐDC huyện Lâm Thao đã tạo điều kiện cho gia đình ông vay 6 triệu đồng không lãi trong 2 năm để đầu tư chăn nuôi. Từ số tiền này cộng với vay mượn họ hàng, ông mua trâu, nuôi ngỗng và chim bồ câu. Mỗi năm, ông bán được con nghé khoảng 20 triệu làm vốn quay vòng. Nhờ đó, kinh tế dần vực dậy, ổn định. Huyện Lâm Thao hiện có 660 nạn nhân CĐDC hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, trong đó 425 người trực tiếp tham gia chiến đấu bị nhiễm CĐDC và 235 người là con đẻ của nạn nhân. Nhiều gia đình có từ 2-3 người là nạn nhân da cam đang mang bệnh hiểm nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn. Để nâng cao hiệu quả chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân, trung bình mỗi năm, Hội vận động được khoảng 40 triệu đồng tặng quà động viên hội viên, nạn nhân CĐDC vào dịp Tết Nguyên đán, những ngày lễ lớn của đất nước và ngày thảm họa da cam (ngày 10/8); phối hợp tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho hàng trăm lượt nạn nhân. Hiện, mỗi xã đều thành lập chân quỹ bình quân 800 nghìn đồng/hội viên cho nạn nhân CĐDC vay phát triển kinh tế gia đình. Hằng năm, Quỹ bảo trợ NNCĐDC của huyện giải quyết cho gần 50 hội viên vay vốn trong 2 năm không lãi. Tổng số tiền cho hội viên vay đến nay đạt gần 300 triệu đồng. Mặc dù không được công nhận là hội đặc thù như ở huyện Lâm Thao (do thành lập sau), song 10 năm qua, Hội Nạn nhân CĐDC/Dioxin huyện Phù Ninh cũng tăng cường vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xóa 5 nhà tạm cho gia đình nạn nhân trị giá từ 30-50 triệu đồng/nhà. Cùng với đó, Hội còn tổ chức tặng 4.000 suất quà cho hội viên và nạn nhân mỗi dịp lễ, Tết và khám bệnh cho hàng trăm lượt người.5 năm qua, các phong trào, cuộc vận động đã được các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở triển khai thực hiện đồng bộ, đạt hiệu quả thiết thực, thu hút ngày càng đông các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia. Qua đó, đã phát huy được truyền thống nhân ái “Đền ơn đáp nghĩa” và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” chung tay xoa dịu nỗi đau của nạn nhân. Các hội, chi hội cấp xã đều chú trọng phát triển nguồn quỹ do hội viên đóng góp, tạo nguồn kinh phí hoạt động chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân và hội viên. Hầu hết các hội cơ sở đều tổ chức mừng thọ cho các nạn nhân, hội viên cao tuổi; thăm viếng hội viên và thân nhân của hội viên qua đời.Nhiều năm qua, nhờ việc triển khai linh hoạt trong công tác vận động, Hội đã thu hút nhiều cơ quan, đơn vị như: Công đoàn Đảng ủy Khối các cơ quan, Công đoàn ngành Ngân hàng tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Công an tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên… đi trao quà trực tiếp cho từng nạn nhân. Từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh đã chi trên 18,3 tỷ đồng thăm hỏi, tặng quà cho nạn nhân. Cùng với đó, Hội còn hỗ trợ làm mới và sửa 19 ngôi nhà tổng trị giá hơn 1,1 tỷ đồng, tặng 220 xe lăn, giải quyết cho 290 gia đình nạn nhân vay hơn 2 tỷ đồng với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi để phát triển kinh tế, vượt lên đói nghèo; tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho 4.660 lượt NNCĐDC với tổng giá trị hơn 1 tỷ đồng.

Nhờ được tạo điều kiện vay vốn từ Quỹ Bảo trợ NNCĐDC huyện Lâm Thao, Thương binh Trần Đăng Ninh ở khu 10, xã Vĩnh Lại đầu tư chăn nuôi, góp phần ổn định cuộc sống.

Nhờ được tạo điều kiện vay vốn từ Quỹ Bảo trợ NNCĐDC huyện Lâm Thao, Thương binh Trần Đăng Ninh ở khu 10, xã Vĩnh Lại đầu tư chăn nuôi, góp phần ổn định cuộc sống.

Ướ́c nguyện nhân vănKhông thể phủ nhận những nỗ lực đảm bảo quyền lợi, chăm lo cuộc sống cho nạn nhân da cam thể hiện qua những việc làm thiết thực, hiệu quả của Hội NNDC các cấp trong tỉnh thời gian qua. Tuy nhiên, trên thực tế, các hoạt động này vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, mong muốn của các hội viên. Hội Nạn nhân CĐDC/Dioxin huyện Thanh Sơn là một trong 8 tổ chức Hội cấp huyện không được công nhận là hội đặc thù. Do đó, cán bộ Hội hoạt động trong điều kiện không có chế độ trợ cấp hàng tháng như các hội được công nhận là hội đặc thù.Bà Hà Thị Liền - Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/Dioxin huyện Thanh Sơn chia sẻ: “Chính vì không được công nhận là hội đặc thù, nên mọi hoạt động của Hội gặp nhiều khó khăn nhất là trong việc vận động các nguồn lực hỗ trợ nạn nhân đạt kết quả thấp. Ngay cả việc vận động kết nạp hội viên mới cũng chưa đạt chỉ tiêu, nhiều chi hội cấp xã không phát triển được hội viên mới. Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của các cấp hội còn đơn điệu, một số chi hội thiếu chủ động, mà trông chờ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên”. Còn đối với Hội Nạn nhân CĐDC/Dioxin huyện Lâm Thao, mặc dù được công nhận là hội đặc thù, tuy nhiên sau 11 năm hoạt động, đến nay Hội vẫn chưa được bố trí địa điểm văn phòng để hoạt động. Hơn nữa, nhiều năm nay, Quỹ bảo trợ NNCĐDC của huyện lại giao cho Hội Chữ thập đỏ quản lý. Ông Nguyễn Ngọc Hùng - Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/Dioxin huyện Lâm Thao đề xuất: “Năm 2007, Quỹ bảo trợ NNCĐDC tỉnh đã được bàn giao từ Hội Chữ thập đỏ tỉnh sang cho Hội NNCĐDC tỉnh quản lý. Vậy cấp huyện cũng nên thực hiện theo chủ trương đó. Chúng tôi mong muốn huyện Hội được quản lý nguồn quỹ bảo trợ này để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong các hoạt động vận động, hỗ trợ giúp đỡ nạn nhân”. Theo đánh giá của Hội Nạn nhân CĐDC/Dioxin tỉnh, công tác chỉ đạo, tạo điều kiện của một số địa phương, cơ quan, đơn vị với Hội NNCĐDC/Dioxin trong tổ chức hoạt động có nơi, có việc còn chậm, thiếu đồng bộ. Sau phân cấp quản lý tổ chức, bộ máy của UBND tỉnh cho UBND huyện, một số Hội dù đủ điều kiện, nhưng chưa chuyển đổi Chi hội thành Hội cấp xã theo Nghị định 45 của Chính phủ. Còn có huyện và 136 xã, phường, thị trấn chưa tạo điều kiện cho Hội NNCĐDC/Dioxin vận động ủng hộ nạn nhân.Đến nay, còn có 4 Huyện hội và 175 hội cấp xã chưa được hỗ trợ kinh phí hoạt động; 188 hội cấp xã chưa được bố trí nơi làm việc. Công tác quản lý về vận động ủng hộ NNCĐDC có cơ quan, đơn vị vận động trùng chéo với Hội NNCĐDC/Dioxin, như vậy là sai với quy định vì kể từ năm 2007, UBND tỉnh đã có văn bản giao cho Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh điều hành và quản lý Quỹ NNCĐDC/dioxin. Do đó, ảnh hưởng phần nào đến kết quả ủng hộ, giúp đỡ nạn nhân. Vai trò, trách nhiệm của một số cán bộ chuyên trách Hội trong việc tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền chỉ đạo thực hiện chế độ, chính sách cho nạn nhân còn yếu, chưa chủ động, năng lực và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế. Ông Phạm Ngọc Quỳnh - Chủ tịch Hội NNCĐDC/Dioxin tỉnh đề nghị: Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung một số điều thuộc Nghị định số 45/2010/NĐCP ngày 21/4/2010 hoặc ban hành luật đối với các hội quần chúng để các địa phương thống nhất thực hiện vì Nghị định 45 của Chính phủ có nhiều điểm không còn phù hợp. Chính phủ cũng cần sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật liên quan đến chế độ, chính sách đối với người có công là NNCĐDC nói chung, nhất là chính sách đối với đối tượng thế hệ thứ 3(F3) của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hiện chưa được hưởng trợ cấp.Chính phủ cần xem xét, bổ sung chế độ cho người phục vụ đối tượng là con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; đồng thời tiến hành giám định lại tình trạng bệnh tật, cho đối tượng là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động thấp dưới 61%, vì đối tượng này tuổi càng cao phát sinh nhiều bệnh tật.

Hồng Nhung – Anh Thơ

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/xa-hoi/202103/ky-2-chung-tay-xoa-diu-noi-dau-176108