Kỳ 2: Những bước đi vững chắc của ngành Giáo dục

Căn cứ yêu cầu và nội dung của Bộ tài liệu giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đúng lộ trình, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

Học sinh thành phố Việt Trì tham gia học hát Xoan. (Ảnh chụp khi dịch bệnh COVID-19 chưa diễn biến phức tạp)

Học sinh thành phố Việt Trì tham gia học hát Xoan. (Ảnh chụp khi dịch bệnh COVID-19 chưa diễn biến phức tạp)

Để thực hiện tốt nhiệm vụ biên soạn và triển khai nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đúng tiến độ, yêu cầu đề ra, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với UBND các huyện, thành, thị; các sở, ngành, cơ quan đơn vị có liên quan (Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Hội Khoa học lịch sử tỉnh Phú Thọ; Trường Đại học Hùng Vương...) triển khai các công việc.Trong đó, triển khai thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh về xây dựng nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Sản phẩm của đề tài là 07 tập tư liệu thuộc các lĩnh vực: Văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, môi trường, giáo dục hướng nghiệp, văn học - ngôn ngữ. 07 tập tư liệu này là nguồn tư liệu quan trọng để xây dựng tài liệu giáo dục địa phương các cấp học.-Đã tổ chức các hội nghị tập huấn, các hội nghị, hội thảo chuyên môn để Ban Biên soạn của tỉnh cùng Tổ Thư ký tập hợp tư liệu, xây dựng khung nội dung giáo dục địa phương; mạch kiến thức và yêu cầu phẩm chất, năng lực cần đạt theo từng khối lớp; xây dựng các tập tư liệu giáo dục địa phương (01 tập tư liệu cấp tỉnh; 01 tập tư liệu cấp huyện, thành, thị; 01 tập tư liệu cấp xã, phường) đảm bảo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiến độ thời gian, lộ trình công việc theo kế hoạch của UBND tỉnh.Nội dung giáo dục địa phương đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được cụ thể hóa thành các chủ đề dạy học. Có 2 chủ đề xuyên suốt là Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại Phú Thọ.

Học sinh huyện Tân Sơn tham gia trải nghiệm tại đồi chè Long Cốc.

Học sinh huyện Tân Sơn tham gia trải nghiệm tại đồi chè Long Cốc.

Cùng với đó, Tổ chức các hội thảo chuyên môn, xin ý kiến các chuyên gia nghiên cứu, ý kiến các sở, ngành, UBND các huyện, thành, thị vào xây dựng, chỉnh sửa, hoàn thiện bộ tài liệu giáo dục địa phương. Theo lộ trình thực hiện, hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tiến hành biên soạn, bổ sung, chỉnh sửa tài liệu cho học sinh các khối lớp, thành lập các Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương theo các cấp học, tổ chức thẩm định tài liệu giáo dục địa phương theo quy định. Trên cơ sở đó, Sở Giáo dục và Đào tạo trình UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận kết quả thẩm định, báo cáo để Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, là căn cứ đưa tài liệu vào tổ chức dạy học trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh.Việc triển khai nội dung giáo dục địa phương trong các nhà trườngcũng hết sức linh hoạt. Thời lượng, nội dung, tên bài và thứ tự mỗi chủ đề do các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch nhưng phải đảm bảo có sự tương xứng, cân đối về tỷ lệ giữa nội dung cấp tỉnh với nội dung cấp huyện, cấp xã. Ở chủ đề Hát Xoan, ngoài các bài theo quy định trong chương trình, nhà trường có thể chủ động, linh hoạt lựa chọn thêm những bài Hát Xoan góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản đã được công nhận. Để triển khai hiệu quả tài liệu giáo dục địa phương, đầu mỗi năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức tập huấn sử dụng tài liệu, triển khai nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học cho đội ngũ CBQL, giáo viên cốt cán và đại trà các cơ sở giáo dục. Trên cơ sở nội dung đã được tập huấn, các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục thực hiện triển khai nội dung giáo dục địa phương phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị. Trong quá trình thực hiện, những vướng mắc, khó khăn tiếp tục được tổng hợp để rút kinh nghiệm, điều chỉnh cho hợp lý.

Phùng Quốc Lập – NGƯT, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/giao-duc/202106/ky-2-nhung-buoc-di-vung-chac-cua-nganh-giao-duc-177703