Ký ức cuộc chiến khốc liệt ở Kuwait 30 năm trước

Cuộc xâm lược của Iraq vào Kuwait 30 năm trước để lại nhiều di chứng cho người dân hai nước bởi mức độ tàn khốc của cuộc chiến và sự can thiệp của Mỹ.

 Ngày 2/8/1990, Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã ra lệnh cho khoảng 80.000 binh sĩ Iraq, hàng trăm xe tăng, thiết giáp các loại xâm chiếm nước láng giềng Kuwait, quốc gia giàu dầu mỏ mà ông gọi là tỉnh thứ 19 của Iraq. Ảnh: Nostalgiacentral.

Ngày 2/8/1990, Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã ra lệnh cho khoảng 80.000 binh sĩ Iraq, hàng trăm xe tăng, thiết giáp các loại xâm chiếm nước láng giềng Kuwait, quốc gia giàu dầu mỏ mà ông gọi là tỉnh thứ 19 của Iraq. Ảnh: Nostalgiacentral.

 Với sức mạnh quân sự áp đảo, quân đội của ông Hussein chỉ mất 2 ngày để đánh bại lực lượng phòng thủ của Kuwait. Tàn quân còn lại chạy sang Saudi Arabia. Kuwait bị Iraq chiếm đóng và Hussein đã cho thành lập chính quyền cấp tỉnh. Ảnh: Nostalgiacentral.

Với sức mạnh quân sự áp đảo, quân đội của ông Hussein chỉ mất 2 ngày để đánh bại lực lượng phòng thủ của Kuwait. Tàn quân còn lại chạy sang Saudi Arabia. Kuwait bị Iraq chiếm đóng và Hussein đã cho thành lập chính quyền cấp tỉnh. Ảnh: Nostalgiacentral.

 Cuộc xâm lược của Iran dẫn đến sự chiếm đóng Kuwait trong 7 tháng, nhưng đối với người dân Iraq, sự kiện này đã mở ra cánh cửa cho 30 năm tàn phá đất nước mà đến nay vẫn chưa kết thúc. Ảnh: AFP.

Cuộc xâm lược của Iran dẫn đến sự chiếm đóng Kuwait trong 7 tháng, nhưng đối với người dân Iraq, sự kiện này đã mở ra cánh cửa cho 30 năm tàn phá đất nước mà đến nay vẫn chưa kết thúc. Ảnh: AFP.

 Xe tăng T-55 và hệ thống phòng không tầm thấp Crotale của quân đội Iraq trên đường phố Kuwait năm 1990. Ngày 2/8/1990, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhất trí lên án cuộc xâm lược và yêu cầu Iraq rút quân ngay lập tức. Ảnh: The Arab Weekly.

Xe tăng T-55 và hệ thống phòng không tầm thấp Crotale của quân đội Iraq trên đường phố Kuwait năm 1990. Ngày 2/8/1990, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhất trí lên án cuộc xâm lược và yêu cầu Iraq rút quân ngay lập tức. Ảnh: The Arab Weekly.

 Việc chiếm đóng Kuwait giúp Iraq lần đầu trở thành quốc gia kiểm soát 20% trữ lượng dầu thô của thế giới. Tuy nhiên, điều đó không mang lại cho người dân nước này sự giàu có, trái lại nó là khởi đầu cho kỷ nguyên của bất ổn kéo dài. Ảnh: AP.

Việc chiếm đóng Kuwait giúp Iraq lần đầu trở thành quốc gia kiểm soát 20% trữ lượng dầu thô của thế giới. Tuy nhiên, điều đó không mang lại cho người dân nước này sự giàu có, trái lại nó là khởi đầu cho kỷ nguyên của bất ổn kéo dài. Ảnh: AP.

 Người dân Kuwait chạy tị nạn sang các nước láng giềng khi quân đội Iraq xâm lược quốc gia này. Phần lớn người dân Iraq đồng ý rằng, cuộc xâm lược Kuwait "là khởi đầu cho sự kết thúc". Ảnh: AFP.

Người dân Kuwait chạy tị nạn sang các nước láng giềng khi quân đội Iraq xâm lược quốc gia này. Phần lớn người dân Iraq đồng ý rằng, cuộc xâm lược Kuwait "là khởi đầu cho sự kết thúc". Ảnh: AFP.

 Sự hiếu chiến của ông Saddam đã khiến Iraq bị cuốn vào cuộc khủng hoảng gần như không có hồi kết. Ngày 6/8/1990, Liên Hợp Quốc áp dụng lệnh cấm vận đối với Iraq trên toàn thế giới. Ngày 8/8, Mỹ tăng cường lực lượng quân sự đến Vịnh Ba Tư. Ảnh: RTE.

Sự hiếu chiến của ông Saddam đã khiến Iraq bị cuốn vào cuộc khủng hoảng gần như không có hồi kết. Ngày 6/8/1990, Liên Hợp Quốc áp dụng lệnh cấm vận đối với Iraq trên toàn thế giới. Ngày 8/8, Mỹ tăng cường lực lượng quân sự đến Vịnh Ba Tư. Ảnh: RTE.

 Ngày 9/8, Mỹ khởi động chiến dịch "Lá chắn sa mạc" cùng với đồng minh Saudi Arabia chuẩn bị cho kịch bản can thiệp vào Kuwait. Ông Saddam khi đó đã xây dựng lực lượng phòng thủ khoảng 300.000 quân ở Kuwait. Ảnh: AFP.

Ngày 9/8, Mỹ khởi động chiến dịch "Lá chắn sa mạc" cùng với đồng minh Saudi Arabia chuẩn bị cho kịch bản can thiệp vào Kuwait. Ông Saddam khi đó đã xây dựng lực lượng phòng thủ khoảng 300.000 quân ở Kuwait. Ảnh: AFP.

 Ngày 29/11/1990, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực chống lại Iraq, nếu Saddam không rút quân khỏi Kuwait trước ngày 15/1/1991. Ảnh: AFP.

Ngày 29/11/1990, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực chống lại Iraq, nếu Saddam không rút quân khỏi Kuwait trước ngày 15/1/1991. Ảnh: AFP.

 Saddam tuyên bố tử thủ không rút quân khỏi Kuwait và tấn bi kịch với người dân Iraq bắt đầu từ đó. Ngày 16/1/1991, Mỹ và đồng minh phát động chiến dịch "Bão táp sa mạc", cuộc tấn công quy mô lớn của Mỹ chống lại quân đội của Hussein. Ảnh: AFP.

Saddam tuyên bố tử thủ không rút quân khỏi Kuwait và tấn bi kịch với người dân Iraq bắt đầu từ đó. Ngày 16/1/1991, Mỹ và đồng minh phát động chiến dịch "Bão táp sa mạc", cuộc tấn công quy mô lớn của Mỹ chống lại quân đội của Hussein. Ảnh: AFP.

 Quân đội Iraq nhanh chóng bại trận trước sức mạnh hỏa lực vượt trội của Mỹ. Saddam buộc phải rút quân khỏi Kuwait, trên đường rút lui, họ đã đốt cháy 600 giếng dầu, gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường cho Kuwait. Ảnh: AFP.

Quân đội Iraq nhanh chóng bại trận trước sức mạnh hỏa lực vượt trội của Mỹ. Saddam buộc phải rút quân khỏi Kuwait, trên đường rút lui, họ đã đốt cháy 600 giếng dầu, gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường cho Kuwait. Ảnh: AFP.

 Xe tăng Type-69 của Iraq bị phá hủy phía sau là giếng dầu bị đốt cháy. Điều đau đớn nhất đối với người dân Iraq là lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc. Tỷ giá đồng dinar sụt giảm thê thảm, từ mức 3 dinar/1 USD xuống mức 3.000 dinar/1 USD. Ảnh: AFP.

Xe tăng Type-69 của Iraq bị phá hủy phía sau là giếng dầu bị đốt cháy. Điều đau đớn nhất đối với người dân Iraq là lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc. Tỷ giá đồng dinar sụt giảm thê thảm, từ mức 3 dinar/1 USD xuống mức 3.000 dinar/1 USD. Ảnh: AFP.

 Sư đoàn kỵ binh số 1 của Mỹ tiến vào Saudi Arabia chuẩn bị cho chiến dịch "Bão táp sa mạc". Ngày 28/2/1991, Tổng thống George H.W. Bush tuyên bố ngừng bắn, ngày 3/4, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra nghị quyết 687 quy định các điều khoản chấm dứt xung đột. Ảnh: AFP.

Sư đoàn kỵ binh số 1 của Mỹ tiến vào Saudi Arabia chuẩn bị cho chiến dịch "Bão táp sa mạc". Ngày 28/2/1991, Tổng thống George H.W. Bush tuyên bố ngừng bắn, ngày 3/4, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra nghị quyết 687 quy định các điều khoản chấm dứt xung đột. Ảnh: AFP.

 Ngày 6/4, Iraq chấp nhận các điều khoản trong nghị quyết, nhưng trong thập kỷ tiếp theo Saddam thường xuyên vi phạm điều khoản, dẫn đến nhiều đợt không kích của Mỹ và đồng minh, cũng như lệnh tái trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Ảnh: AFP.

Ngày 6/4, Iraq chấp nhận các điều khoản trong nghị quyết, nhưng trong thập kỷ tiếp theo Saddam thường xuyên vi phạm điều khoản, dẫn đến nhiều đợt không kích của Mỹ và đồng minh, cũng như lệnh tái trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Ảnh: AFP.

 Cuộc lật đổ Saddam do Mỹ dẫn đầu vào năm 2003 vẫn không giúp đất nước Iraq khởi sắc hơn. Quốc gia Trung Đông tiếp tục ngập chìm trong bạo lực với sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ảnh: AFP.

Cuộc lật đổ Saddam do Mỹ dẫn đầu vào năm 2003 vẫn không giúp đất nước Iraq khởi sắc hơn. Quốc gia Trung Đông tiếp tục ngập chìm trong bạo lực với sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ảnh: AFP.

 Khi Iraq ngập chìm trong bạo lực suốt 3 thập kỷ qua, Kuwait trở nên giàu có và thịnh vượng. Tuy vậy, cuộc xâm lược của Saddam vẫn để lại nhiều ký ức kinh hoàng cho người dân nước này. Ảnh: KUNA.

Khi Iraq ngập chìm trong bạo lực suốt 3 thập kỷ qua, Kuwait trở nên giàu có và thịnh vượng. Tuy vậy, cuộc xâm lược của Saddam vẫn để lại nhiều ký ức kinh hoàng cho người dân nước này. Ảnh: KUNA.

Trung Hiếu

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/ky-uc-cuoc-chien-khoc-liet-o-kuwait-30-nam-truoc-post1113521.html