Làm thế nào để thoát khỏi cái bẫy FOMO và vũng lầy FOBO

Tất cả thông tin mà bạn thu thập trên mạng xã hội đều dẫn đến một hệ quả tiêu cực: cám dỗ thúc đẩy bạn 'thăm dò' cuộc sống của người khác, rồi so sánh với cuộc sống của mình.

 Cám dỗ thúc đẩy bạn “thăm dò” cuộc sống của người khác, rồi so sánh với cuộc sống của mình. Ảnh: Small screen.

Cám dỗ thúc đẩy bạn “thăm dò” cuộc sống của người khác, rồi so sánh với cuộc sống của mình. Ảnh: Small screen.

Tất cả thông tin mà bạn thu thập trên mạng xã hội đều dẫn đến một hệ quả tiêu cực: bạn gần như không thể tránh được sự cám dỗ thúc đẩy bạn “thăm dò” cuộc sống của người khác, dù bạn có quen biết họ hay không, rồi sau đó so sánh với cuộc sống của mình.

Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu công cụ duy nhất để nghiên cứu về loài người mà các nhà nhân khẩu học có được chính là Instagram. Họ sẽ rút ra kết luận nào về xã hội hiện đại? Dựa trên những gì tôi thấy trong bản tin của mình, tôi đoán rằng họ sẽ kinh ngạc trước một thế giới đầy những tay Brooklyn thời thượng đang uống matcha latte, những đứa trẻ đáng yêu luôn cười toe toét và nhiều người hay chụp ảnh đôi chân khi đang nằm dài bên bể bơi. Sau đó, có lẽ họ sẽ bắt đầu cảm thấy hơi thiếu thốn vì cuộc sống của mình không thể nào sánh được với cuộc sống của người khác.

Tất cả thông tin mà bạn thu thập trên mạng xã hội đều dẫn đến một hệ quả tiêu cực: bạn gần như không thể tránh được sự cám dỗ thúc đẩy bạn “thăm dò” cuộc sống của người khác, dù bạn có quen biết họ hay không, rồi sau đó so sánh với cuộc sống của mình. Mọi người luôn tự so sánh bản thân với bạn bè và hàng xóm.

Suy cho cùng, con người sinh ra vốn đã thích cạnh tranh và dễ bị bất an. Tuy nhiên, nếu bộ phim Keeping Up with the Joneses chỉ xảy ra trong phạm vi địa phương thì mạng xã hội cho phép người ta dễ dàng thấy được những hình ảnh “ký họa” về cuộc sống của người khác, dù họ đang sống ở đâu. Bạn có thể tiếp cận sơ bộ cuộc sống (trực tuyến) của họ, sau đó so sánh với cuộc sống của mình.

Tất nhiên, bạn không biết liệu những hình ảnh và bài đăng được trau chuốt kỹ càng kia có phản ánh đúng thực tế hay không. Nhờ sự bất cân xứng thông tin, có thể bạn sẽ không bao giờ biết đằng sau bộ lọc hoàn hảo đó có những gì.

Có ai chưa từng chặn tài khoản của những người thành công trên bản tin mạng xã hội của mình? Dù bạn yêu thích và tôn trọng người đó thế nào đi nữa thì việc biết về thành công và lướt đọc những lời khoe khoang khiêm tốn của họ hàng ngày cũng khiến bạn mệt mỏi.

Nhưng dù chặn bao nhiêu người, hoặc biết rõ là mọi người, từ bạn thân nhất của bạn đến Selena Gomez đều đã trau chuốt cho cuộc sống ảo của họ kỹ càng đến thế nào, thì cũng thật khó có thể ngừng so sánh bản thân với những cái mốc không thể vượt qua đó, không cần biết nó có thực hay chỉ là tưởng tượng. Nếu muốn biết việc chạy theo gia đình Jones mệt mỏi như thế nào, hãy hỏi Aloysius McGinis.

Đồng thời, điều trớ trêu là trên thực tế bạn có thể theo kịp họ, hãy nỗ lực nhiều hơn, và tìm kiếm những trải nghiệm hiếm có vốn dễ dàng hơn nhiều so với trước đây. Giá vé máy bay đã giảm đến 50% trong vòng ba mươi năm qua, khiến cho việc ngắm một buổi hoàng hôn hoàn hảo trở nên khả dĩ và dễ dàng hơn nhiều.

Trong khi đó, sự ra đời của những lao động tự do, nền kinh tế Gig và công nghệ viễn thông mang lại lối sống linh hoạt chưa từng có. Ngay cả khi mọi chuyện trong cuộc sống đều thất bại, bạn vẫn có thể dùng bộ lọc để chỉnh sửa hình ảnh ổ bánh mì nướng bơ, tô điểm cho nó bằng vài ứng dụng để thuyết phục thế giới, và có lẽ cả chính bản thân bạn nữa, rằng bạn vừa đăng bức ảnh ổ bánh mì tuyệt vời nhất từ trước đến nay.

Bằng cách đó, bạn đã đặt những bước đầu tiên vào một cuộc đua không hồi kết. Khi bước chân vào một trận chiến không trung thực bị những mánh khóe kỹ thuật số và thông tin bất cân xứng thống trị, bạn không bao giờ có cơ hội chiến thắng. Không ai có thể chiến thắng. Và dù bạn “thắng” đi nữa, thì chiến thắng đó cũng chỉ là bề nổi.

Nếu bắt đầu định lượng giá trị bản thân bằng số lượt “like” mình nhận được, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy thất vọng. Sự công nhận đến từ người ngoài vốn không tồn tại lâu dài. Hào quang của nó sẽ nhanh chóng phai nhạt và bạn sẽ sớm vội vã tìm kiếm sự công nhận tiếp theo, hệt như một con nghiện đi tìm thuốc cho lần hút kế tiếp.

Nếu thấy những điều tôi nói trên nghe có vẻ kịch tính hóa thì bạn nên biết rằng FOMO không phải là một câu chuyện đùa. Nó liên lụy hệ trọng đến bạn và xã hội, vì vậy bạn phải cẩn thận. Bây giờ, khi đã biết về nguy cơ mắc phải FOMO, bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy dấu vết của nó ở khắp mọi nơi. Bạn sẽ nhận ra cách mà các yếu tố khách quan thúc đẩy bạn đưa ra quyết định cảm tính thay vì dựa trên lý trí, nên bạn không còn tin vào trực giác của mình nữa. Đây là bước đầu tiên để chống lại cuộc tấn công đang diễn ra hàng ngày và bủa vây mọi giác quan của bạn.

 Ảnh: savingsandsangria.

Ảnh: savingsandsangria.

Một thực tế rất hiển nhiên là tính chần chừ, thiếu quyết đoán từ lâu đã trở thành chướng ngại trong các sự nghiệp, công ty và quốc gia. Dù nó đem đến nhiều rủi ro và thách thức dai dẳng, nhưng không có nghĩa là không thể vượt qua.

Bạn có thể học cách để thoát khỏi cái bẫy FOMO và vũng lầy FOBO. Để đạt được mục tiêu này, bạn cần quyết đoán. Thành công trông như thế nào? Nó trông giống như sự tự do. Khi bạn tìm được sức mạnh để lựa chọn những điều mình thật sự muốn và can đảm bỏ qua những thứ còn lại, cuối cùng, bạn sẽ được giải phóng khỏi tính thiếu quyết đoán và khao khát phải có tất cả.

Mặc dù bạn bị mất đi nhiều phương án, bỏ lỡ vài trải nghiệm và cơ hội tiềm năng cũng như thường bó hẹp phạm vi những việc có thể làm, nhưng xét về tổng thể, bạn sẽ có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống. Bạn sẽ thoải mái hơn, tự do hướng về tương lai mà không cảm thấy hối tiếc. Quan trọng hơn cả là khi trở nên quyết đoán, bạn sẽ thoát khỏi sợ hãi.

Đây là vấn đề thường bị bỏ qua khi nhắc đến FOMO và FOBO. Cả hai đều là nỗi sợ. Tuy nhiên, giống như hầu hết mọi người, khi bạn sử dụng từ viết tắt thì nỗi sợ (“fear” trong “fear of missing out” và “fear of a better option”) không hiện thân. Có điều nó vẫn luôn tồn tại ở đó, ẩn náu ngay giữa ban ngày, dù bạn có nhận ra hay không.

Vì những hành vi kể trên đều bắt nguồn từ nỗi sợ nên chúng hoàn toàn là cảm xúc. Khi bạn nhớ ra nỗi sợ và cảm xúc chính là những yếu tố thúc đẩy mọi cảm nhận của mình thì tất cả sẽ thay đổi. Không ai muốn sống một cuộc đời bị nỗi lo lắng và e sợ điều khiển cả. Đó là lý do tại sao bạn cần đứng lên và tuyên chiến với chúng.

Patrick J McGinnis/NXB Dân Trí, FIRST NEWS

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/lam-the-nao-de-thoat-khoi-cai-bay-fomo-va-vung-lay-fobo-post1372704.html