Lập hồ sơ xử lý 11 vụ và tạm giữ 12 người đốt pháo trái phép

Trong đêm cuối năm 2020 và rạng sáng ngày 1/1/2021, lực lượng Công an thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) đã phát hiện, lập hồ sơ xử lý 11 vụ 12 đối tượng đốt pháo trái phép trên toàn địa bàn thành phố, thu giữ nhiều tang vật là pháo hoa nổ để xử lý theo quy định.

Lập hồ sơ xử lý 11 vụ và tạm giữ 12 người đốt pháo trái phép.

Bài liên quan

Đồng Nai: Gia đình chính sách bị "vận động" dỡ nhà tình thương đã có nơi ở tạm

Đồng Nai: Công an vào cuộc điều tra vụ 2 nữ sinh bị đánh đập dã man

Giữa đại dịch Covid-19, kinh tế Đồng Nai vẫn tăng trưởng tốt

Thông tin từ Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, trong đêm cuối năm 2020 và rạng sáng ngày 1/1/2021, lực lượng Công an thành phố Biên Hòa đã phát hiện, lập hồ sơ xử lý 11 vụ 12 đối tượng đốt pháo trái phép trên toàn địa bàn thành phố, thu giữ nhiều tang vật là pháo hoa nổ để xử lý theo quy định.

Theo đó, Công an thành phố phối hợp cùng Công an phường Tân Tiến phát hiện lập hồ sơ xử lý đối với Phạm Minh Đức (40 tuổi ngụ phường Tân Tiến, TP Biên Hòa), tang vật thu giữ 02 cây pháo hoa nổ dài 40cm đã sử dụng.

Công an phường Hố Nai tuần tra phát hiện lập hồ sơ xử lý đối với Trần Minh Vũ (35 tuổi, ngụ phường Hố Nai, TP Biên Hòa) có hành vi sử dụng trái phép pháo nổ, tang vật thu giữ 02 phong pháo hoa nổ.

Công an các phường Thống Nhất, Tân Phong, Trảng Dài, Thanh Bình cũng lập hồ sơ xử lý nhiều trường hợp đốt pháo hoa nổ trái phép, thu giữ nhiều phong pháo hoa nổ, pháo thăng thiên...

Theo Công an tỉnh Đồng Nai, các trường hợp liên quan đến pháo nổ sẽ tiếp tục bị phát hiện, bắt giữ và có những hình thức xử lý nghiêm để răn đe các đối tượng đốt pháo trái phép nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và an toàn cho người dân.

Ngày 27/11/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo trong đó đã quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm; các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ; quy định về cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng pháo.

Theo Điều 17 của Nghị định này quy định, pháo hoa mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép sử dụng được hiểu là: Sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi đốt chỉ gây ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt là không gây ra tiếng nổ.

Đối với các trường hợp đốt pháo nổ, sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán pháo nổ (gồm pháo nổ và pháo hoa nổ) sẽ bị xử lý hành chính, hoặc có thể xử lý hình sự theo quy định tại Điều 190, 191 Bộ luật Hình sự về tội danh sản xuất, buôn bán hàng cấm; tàng trữ, vận chuyển hàng cấm tùy theo mức độ vi phạm có thể phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt cao nhất có thể từ 10 đến 15 năm.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/lap-ho-so-xu-ly-11-vu-va-tam-giu-12-nguoi-dot-phao-trai-phep-post111916.html