Lộ diện báu vật hằng trăm năm của người Khùa ở đại ngàn tỉnh Quảng Bình khiến cộng đồng xôn xao

Những dòng chữ cổ viết trên lá được người Khùa truyền đời, có nhiều cuốn sách tồn tại hàng trăm năm. Trong cộng đồng người Khùa hiện chẳng mấy ai hiểu được nội dung của cuốn sách này.

Người Khùa thuộc nhóm dân tộc Bru - Vân Kiều, họ chủ yếu cư trú ở khu vực thượng nguồn sông Gianh. Theo Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình, tộc người này hiện có hơn 770 hộ, chủ yếu sinh sống tại 23 bản của các xã biên giới xã Dân Hóa và Trọng Hóa, huyện Minh Hóa.

Một số hộ sống xen cư với các dân tộc khác tại xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa và xã Tân Trạch, Thượng Trạch, huyện Bố Trạch.

Người Khùa thuộc nhóm dân tộc Bru - Vân Kiều, họ chủ yếu cư trú ở khu vực thượng nguồn sông Gianh.

Người Khùa thuộc nhóm dân tộc Bru - Vân Kiều, họ chủ yếu cư trú ở khu vực thượng nguồn sông Gianh.

Từ bao đời nay, người Khùa vẫn nỗ lực gìn giữ, phát huy nhiều giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào mình. Một trong những báu vật của dòng họ được người Khùa lưu giữ và truyền đời là bộ sách lá có tuổi đời hàng trăm năm nay.

Người đang lưu giữ bộ sách là ông Hồ Thong (71 tuổi), trú tại bản Hà Vi, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa. Ông Hồ Thong là tộc trưởng của một dòng họ trong cộng đồng người Khùa, là người có uy tín tại địa phương.

Già làng Hồ Thong, người đang cất giữ bộ sach lá cổ của đồng bào Khùa.

Già làng Hồ Thong, người đang cất giữ bộ sach lá cổ của đồng bào Khùa.

Già Thong cho biết, sách của người Khùa được làm từ lá buông, một loại cây giống cây cọ. Cuốn sách dài khoảng 50cm, có 150 trang, mỗi trang rộng khoảng 5cm và được viết 4 hàng chữ cổ cả hai mặt, các trang được nối với nhau bằng sợi chỉ bện, 2 bìa sách được làm bằng 2 thanh gỗ.

Những bộ sách này được truyền đời qua hàng trăm năm. Trước đây, nhiều dòng họ người Khùa cũng lưu giữ những cuốn sách tương tự, nhưng do chiến tranh nên thất lạc, hư hỏng. Già làng Hồ Thong được tổ tiên truyền lại 2 cuốn như vậy.

Nội dung trên cuốn sách được viết bằng chữ cổ nên không mấy người trong đồng bào Khùa có thể đọc được. Với mong muốn hiểu và có hướng bảo tồn, phát huy văn hóa của đồng bào mình, già Thong giao một cuốn sách lá cho cơ quan chức năng phục vụ nghiên cứu.

Nội dung trên cuốn sách được viết bằng chữ cổ nên hiện không mấy người trong đồng bào Khùa có thể đọc được.

Nội dung trên cuốn sách được viết bằng chữ cổ nên hiện không mấy người trong đồng bào Khùa có thể đọc được.

"Cuốn sách là báu vật tổ tiên để lại nên mình phải lưu giữ cho con cháu đời sau. Tôi cũng không đọc được nội dung trong cuốn sách, ở đây cũng ít người đọc được. Cuốn sách như báu vật và chỉ truyền lại cho trưởng họ. Những năm chiến tranh, các cuốn sách này được tôi cất dấu trong hang đá, sau chiến tranh lại đưa về cất giữ", già làng Hồ Thong cho biết.

Một số bậc cao niên người Khùa cho rằng, chữ viết trong sách lá có thể là chữ cổ của người Lào hoặc Khmer. Những bộ sách này có nội dung là những bài văn, những câu thơ của người Khùa xưa. Có cuốn ghi lại cách học học võ nhằm rèn luyện sức khỏe để chống lại các bệnh tật, thú rừng. Bên cạnh đó còn viết lại gia phả ghi lại dòng tộc, tổ tiên và cách giáo dục con cháu, khuyên răn con cháu trong nhà làm những điều lành, tránh điều ác, sống thủy chung.

Già làng Hồ Thong nhận định, chữ viết trên sách lá mà ông đang cất giữ bắt nguồn từ ngôn ngữ Lào cổ.

Già làng Hồ Thong nhận định, chữ viết trên sách lá mà ông đang cất giữ bắt nguồn từ ngôn ngữ Lào cổ.

Già làng Hồ Thong nhận định, chữ viết trên sách lá mà ông đang cất giữ bắt nguồn từ ngôn ngữ Lào cổ.

"Hồi chưa được học chữ quốc ngữ, ông nội có dạy về ngôn ngữ được ghi chép trong cuốn sách lá này. Tuy nhiên, thời đó, bom đạn nhiều, lúc học chỉ có đèn le lói sáng, máy bay đi qua là phải tắt đèn không sẽ bị ném bom nên sợ quá không còn muốn học nữa", ông Thong cho biết.

Cũng theo già làng này, vì là cổ ngữ nên một số người Khùa sinh sống ở Lào khi đọc cũng không thể hiểu nội dung cuốn sách lá. "Mấy anh em người Khùa sống bên Lào sang chơi khi nhìn vào văn tự cổ trong cuốn sách không thể hiểu được nội dung gì. Một số nhà văn hóa cũng đến để tìm hiểu nhưng vẫn chưa giải mã được những gì viết trong cuốn sách cổ này", già làng Hồ Thong nói.

Ông Mai Xuân Thành, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Quảng Bình cho biết, các đồng bào dân tộc thiểu số tại Quảng Bình đều có giá trị văn hóa độc đáo riêng. Bà con đồng bào Khùa cũng như các dân tộc ít người khác tại Quảng Bình đang nỗ lực gìn giữ, phát huy những bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào mình.

Tục ngủ thăm của đồng bào Tây Bắc.

Viễn Phương

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/lo-dien-bau-vat-hang-tram-nam-cua-nguoi-khua-o-dai-ngan-tinh-quang-binh-khien-cong-dong-xon-xao-172231130155915741.htm