Loài thực vật cộng sinh với kiến, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam

Cây tổ kiến là một ví dụ hiếm hoi về mối quan hệ cộng sinh giữa thực vật và côn trùng trong tự nhiên.

Cây tổ kiến, hay còn gọi là cây bí kỳ nam, là một loài thực vật độc đáo của Việt Nam, thường gặp ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là ở Tây Nguyên.

Cây tổ kiến, hay còn gọi là cây bí kỳ nam, là một loài thực vật độc đáo của Việt Nam, thường gặp ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là ở Tây Nguyên.

Đây là loài thực vật cộng sinh với kiến, tức là cây và kiến hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển và sinh trưởng.

Đây là loài thực vật cộng sinh với kiến, tức là cây và kiến hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển và sinh trưởng.

Cây này có thân phình lớn, bề ngoài sần sùi giống như một "khối u" trên thân cây chủ. Bên trong "khối u" này là hệ thống hang của kiến và ấu trùng kiến.

Cây này có thân phình lớn, bề ngoài sần sùi giống như một "khối u" trên thân cây chủ. Bên trong "khối u" này là hệ thống hang của kiến và ấu trùng kiến.

Cây tổ kiến là một ví dụ hiếm hoi về mối quan hệ cộng sinh giữa thực vật và côn trùng trong tự nhiên.

Cây tổ kiến là một ví dụ hiếm hoi về mối quan hệ cộng sinh giữa thực vật và côn trùng trong tự nhiên.

Trong mối quan hệ này, cây cung cấp nơi trú ẩn và nước cho kiến, trong khi kiến lại đóng vai trò làm nguồn dinh dưỡng cho cây, đồng thời bảo vệ cây khỏi những mối đe dọa bên ngoài.

Trong mối quan hệ này, cây cung cấp nơi trú ẩn và nước cho kiến, trong khi kiến lại đóng vai trò làm nguồn dinh dưỡng cho cây, đồng thời bảo vệ cây khỏi những mối đe dọa bên ngoài.

Cây tổ kiến có giá trị thuốc quý và đã được sử dụng trong y học dân gian ở Tây Nguyên.

Cây tổ kiến có giá trị thuốc quý và đã được sử dụng trong y học dân gian ở Tây Nguyên.

Tuy nhiên, số lượng cây tổ kiến trong tự nhiên ngày càng giảm do tác động của nạn phá rừng, khai thác quá mức và tốc độ sinh trưởng chậm của cây.

Tuy nhiên, số lượng cây tổ kiến trong tự nhiên ngày càng giảm do tác động của nạn phá rừng, khai thác quá mức và tốc độ sinh trưởng chậm của cây.

Loài cây này đã được đưa vào diện nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam.

Loài cây này đã được đưa vào diện nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam.

Mời quý độc giả xem thêm video: Kỳ lạ cây mọc ngược khiến các nhà thực vật học bối rối.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-thuc-vat-cong-sinh-voi-kien-co-ten-trong-sach-do-viet-nam-1948697.html