Loạt nhà thờ 'nửa Tây nửa ta' độc đáo nhất Việt Nam

Trái với kiến trúc đậm nét phương Tây thường gặp ở các nhà thờ Công giáo, những nhà thờ được đề cập ở đây mang nhiều yếu tố kiến trúc truyền thống Việt Nam, gợi nhớ đến hình ảnh đền chùa Việt...

1. Được xây dựng từ năm 1875-1898, nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình) là quần thể kiến trúc gồm một nhà thờ lớn, năm nhà thờ nhỏ cùng nhiều công trình khác trên khuôn viên 22 ha, được coi là nhà thờ cổ có quy mô lớn, đẹp và độc đáo bậc nhất Việt Nam.

1. Được xây dựng từ năm 1875-1898, nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình) là quần thể kiến trúc gồm một nhà thờ lớn, năm nhà thờ nhỏ cùng nhiều công trình khác trên khuôn viên 22 ha, được coi là nhà thờ cổ có quy mô lớn, đẹp và độc đáo bậc nhất Việt Nam.

Nét đặc sắc của nhà thờ Phát Diệm là phong cách kiến trúc mô phỏng đình chùa Việt cùng chất liệu xây dựng chủ yếu là đá. Công trình đầu tiên trong khuôn viên nhà thờ là tòa Phương Đình, cao 25 mét, rộng 17 mét, dài 24 mét gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến

Nét đặc sắc của nhà thờ Phát Diệm là phong cách kiến trúc mô phỏng đình chùa Việt cùng chất liệu xây dựng chủ yếu là đá. Công trình đầu tiên trong khuôn viên nhà thờ là tòa Phương Đình, cao 25 mét, rộng 17 mét, dài 24 mét gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến

Phía sau tòa pương đình là nhà thờ lớn. Công trình này dài 74 mét, rộng 21 mét, cao 15 mét, có bốn mái và có năm lối vào dưới các vòm đá. Mỗi mặt bên của nhà thờ lớn lại có hai nhà thờ nhỏ nằm liền kề. Đặc biệt, phía sau khuôn viên còn có một nhà thờ làm hoàn toàn bằng đá.

Phía sau tòa pương đình là nhà thờ lớn. Công trình này dài 74 mét, rộng 21 mét, cao 15 mét, có bốn mái và có năm lối vào dưới các vòm đá. Mỗi mặt bên của nhà thờ lớn lại có hai nhà thờ nhỏ nằm liền kề. Đặc biệt, phía sau khuôn viên còn có một nhà thờ làm hoàn toàn bằng đá.

Nhìn cận cảnh, mái của nhà thờ lớn và phương đình đều không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ Công giáo phương Tây truyền thống mà là dạng mái cong thấp có đầu đao như mái đình, mái chùa của người Việt.

Nhìn cận cảnh, mái của nhà thờ lớn và phương đình đều không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ Công giáo phương Tây truyền thống mà là dạng mái cong thấp có đầu đao như mái đình, mái chùa của người Việt.

2. Nằm trên một ngọn đồi ở phía Nam thành phố Đà Lạ, nhà thờ Du Sinh được linh mục Thiên Phong Bửu Dưỡng cho xây dựng từ năm 1955. Vốn là con cháu dòng tộc Nguyễn và từng tu học Phật giáo, linh mục Thiên Phong Bửu Dưỡng đã thiết kế nhà thờ theo lối kiến trúc Á Đông.

2. Nằm trên một ngọn đồi ở phía Nam thành phố Đà Lạ, nhà thờ Du Sinh được linh mục Thiên Phong Bửu Dưỡng cho xây dựng từ năm 1955. Vốn là con cháu dòng tộc Nguyễn và từng tu học Phật giáo, linh mục Thiên Phong Bửu Dưỡng đã thiết kế nhà thờ theo lối kiến trúc Á Đông.

Bên cạnh các tầng mái ngói với đầu đao gợi nhớ tới hình ảnh các ngôi chùa Việt, nét độc đáo trong kiến trúc của nhà thờ Du Sinh còn thể hiện qua các hàng cột được tạo hình như những thân cây tre, cây trúc - là hình tượng quen thuộc trong tiềm thức người Việt.

Bên cạnh các tầng mái ngói với đầu đao gợi nhớ tới hình ảnh các ngôi chùa Việt, nét độc đáo trong kiến trúc của nhà thờ Du Sinh còn thể hiện qua các hàng cột được tạo hình như những thân cây tre, cây trúc - là hình tượng quen thuộc trong tiềm thức người Việt.

Đây là nhà thờ hiếm hoi ở Việt Nam có bài trí hình tượng rồng Việt truyền thống, với hai lan can hình rồng chạy dọc theo các bậc cấp từ chân đồi lên thánh đường.

Đây là nhà thờ hiếm hoi ở Việt Nam có bài trí hình tượng rồng Việt truyền thống, với hai lan can hình rồng chạy dọc theo các bậc cấp từ chân đồi lên thánh đường.

Cổng nhà thờ mang dáng dấp một cổng tam quan truyền thống của đền chùa Việt. Với cảnh quan đẹp và kiến trúc đặc sắc, nhà thờ Du Sinh là một địa điểm thu hút nhiều du khách đến tham quan ở thành phố Đà Lạt.

Cổng nhà thờ mang dáng dấp một cổng tam quan truyền thống của đền chùa Việt. Với cảnh quan đẹp và kiến trúc đặc sắc, nhà thờ Du Sinh là một địa điểm thu hút nhiều du khách đến tham quan ở thành phố Đà Lạt.

3. Tọa lạc tại số 190 đường Lê Văn Sĩ, quận Phú Nhuận, TP HCM, nhà thờ Ba Chuông được xây dựng năm 1962, kiến trúc ban đầu có mặt tiền hình quả chuông úp, tháp chuông có ba quả chuông. Từ năm 2003-2005, nhà thờ được xây mới hoàn toàn.

3. Tọa lạc tại số 190 đường Lê Văn Sĩ, quận Phú Nhuận, TP HCM, nhà thờ Ba Chuông được xây dựng năm 1962, kiến trúc ban đầu có mặt tiền hình quả chuông úp, tháp chuông có ba quả chuông. Từ năm 2003-2005, nhà thờ được xây mới hoàn toàn.

Nhà thờ Ba Chuông mới mang phong cách kiến trúc Á Đông và đậm nét văn hóa Việt. Theo đồ án thiết kế, thánh đường có hình vuông tượng trưng cho đất, khung mái hình tròn tượng trưng cho trời.

Nhà thờ Ba Chuông mới mang phong cách kiến trúc Á Đông và đậm nét văn hóa Việt. Theo đồ án thiết kế, thánh đường có hình vuông tượng trưng cho đất, khung mái hình tròn tượng trưng cho trời.

Tháp chuông nhà thờ hình trụ vuông gồm ba tầng mái với kiểu dáng mái cong truyền thống, được cách điệu và hiện đại hóa, bên trong có ba quả chuông. Mỗi góc mái là một đầu đao hình đầu rồng, diễn tả ý muốn vươn cao hơn giữa trời đất.

Tháp chuông nhà thờ hình trụ vuông gồm ba tầng mái với kiểu dáng mái cong truyền thống, được cách điệu và hiện đại hóa, bên trong có ba quả chuông. Mỗi góc mái là một đầu đao hình đầu rồng, diễn tả ý muốn vươn cao hơn giữa trời đất.

Hai bên lối vào thánh đường có đặt tượng các linh vật mang bản sắc việt, gồm một cặp rồng và một cặp nghê. Các tác phẩm này được chế tác bằng đá rất tinh xảo.

Hai bên lối vào thánh đường có đặt tượng các linh vật mang bản sắc việt, gồm một cặp rồng và một cặp nghê. Các tác phẩm này được chế tác bằng đá rất tinh xảo.

Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/loat-nha-tho-nua-tay-nua-ta-doc-dao-nhat-viet-nam-1994701.html