Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật về hành vi hút thuốc gây cháy rừng sản xuất

* Bạn đọc L.M.D. (huyện Chư Prông) hỏi: Bạn tôi là chủ rừng sản xuất. Nếu bạn tôi hút thuốc trong rừng mà gây cháy rừng thì có bị xử lý hành chính hay xử lý hình sự hay không?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Luật sư Bùi Thanh Vũ-Trưởng Văn phòng Luật sư Vinh Phú kiêm Trưởng Chi nhánh Gia Lai-trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định số 07/2022/NĐ-CP về các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng sản xuất; kèm theo đó là quy định tại Điều 19 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi 2013, hành vi hút thuốc trong rừng sản xuất gây cháy có thể bị xử phạt như sau:

- Rừng sản xuất có diện tích dưới 400 m2: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

- Rừng sản xuất có diện tích từ 400 m2 đến dưới 600 m2: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

- Rừng sản xuất có diện tích từ 600 m2 đến dưới 800 m2: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

- Rừng sản xuất có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.000 m2: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

- Rừng sản xuất có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 1.500 m2: Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

- Rừng sản xuất có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.500 m2: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

- Rừng sản xuất có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.500 m2: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

- Rừng sản xuất có diện tích từ 3.500 m2 đến dưới 5.000 m2: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Đồng thời, người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.

Như vậy, căn cứ vào diện tích rừng sản xuất bị thiệt hại bởi hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng sản xuất (hút thuốc trong rừng không đảm bảo quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng) để áp dụng mức xử phạt phù hợp với từng mức độ khác nhau.

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 63 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội hủy hoại rừng như sau:

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm tùy thuộc vào diện tích rừng bị hủy hoại hoặc thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra:

...

Mức hình phạt cao nhất đối với cá nhân phạm tội hút thuốc trong rừng sản xuất mà gây cháy (hủy hoại rừng) có thể lên đến 15 năm tù. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội này, mức hình phạt cao nhất là bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Đốt lửa nấu cơm tối làm cháy rừng

Xác định 4 vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng

Nguồn Gia Lai: https://baogialai.com.vn/luat-su-bui-thanh-vu-tu-van-phap-luat-ve-hanh-vi-hut-thuoc-gay-chay-rung-san-xuat-post279569.html