Mạnh khủng nhưng sao siêu hạm Anh không dọa nổi Iran?

Tuy có năng lực phòng không đáng gờm, nhưng siêu hạm HMS Duncan của Hải quân Hoàng gia Anh khó có thể làm Iran phải sợ hãi khi thiếu khả năng tấn công đất liền như các chiến hạm Mỹ.

Bộ Quốc phòng Anh ngày 28/7 cho biết một chiến hạm nữa của nước này đã tới Vùng Vịnh. Tàu khu trục HMS Duncan sẽ phối hợp cùng tàu khu trục nhỏ HMS Montrose hộ tống các tàu Anh đi qua eo biển Hormuz. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace khẳng định tự do hàng hải ở eo biển Hormuz "có ý nghĩa quan trọng không chỉ với Anh mà còn với cả các đối tác quốc tế và đồng minh". Nguồn ảnh: Wikipedia

HMS Duncan là một trong 6 tàu khu trục tên lửa lớn nhất của Hải quân Hoàng gia Anh hiện nay thuộc lớp Daring hoặc Type 45. Duncan là chiếc thứ 6 và là cuối cùng, gia nhập hải quân ngày 26/9/2013. Con tàu có lượng giãn nước gần tiệm cận với tuần dương hạm - 9.400 tấn dài 152,4m. Nguồn ảnh: Wikipedia

Dù được đánh giá là siêu hạm của nước Anh, nhưng ngoài vai trò hộ tống ở vùng Vịnh, Duncan khó có thể làm gì hơn trước một Iran sắt đá, ngay cả việc “dọa dẫm, răn đe” cũng là điều không thể vì còn tàu thiếu khả năng này. Nguồn ảnh: Wikipedia

Theo đó, siêu hạm Type 45 nói chung và HMS Duncan nói riêng không có khả năng tấn công mặt đất. Nghĩa là nếu Mỹ phát động không kích Iran, Duncan chẳng thể giúp gì ngoài việc canh phòng trên không, đó là chưa kể nó cũng phải cẩn trọng trước các đội tàu trang bị tên lửa của Iran. Hay nói cách khác, có khi Duncan mới là “người sợ hãi” các động thái bí ẩn nhưng quyết liệt từ Iran. Nguồn ảnh: Wikipedia

Type 45 hay HMS Duncan hiện được trang bị hệ thống phòng không bảo vệ hạm đội/có khả năng phòng thủ tên lửa Sea Viper gồm: siêu radar mạng pha SAMPSON; radar S1850; hệ thống phóng và tên lửa Aster 15/30. Trong ảnh là khối cầu vỏ bọc anten mạng pha SAMPSON có khả năng phát hiện mọi mục tiêu cách 400km, có thể theo dõi hàng trăm mục tiêu cùng một thời điểm. Nguồn ảnh: Wikipedia

Radar mạng pha bị động nhìn vòng mọi độ cao S1850M cung cấp 3 tham số mục tiêu, có thể phát hiện - theo dõi 1.000 mục tiêu cách 400km. Đặc biệt, nó có thể phát hiện máy bay tàng hình, phát hiện - theo dõi mục tiêu ngoài tầng khí quyển ở phạm vi ngắn (như tên lửa đạn đạo). Nguồn ảnh: Wikipedia

Hệ thống phóng thẳng đứng Sylver A50 với 48 ống phóng. Đáng tiếc là hệ thống này không như Mk41 có thể tích hợp nhiều loại tên lửa, thay vào đo snos chỉ dùng để trang bị các đạn phòng không Aster. Nguồn ảnh: Wikipedia

Hệ thống Sylver A50 có thể mang 2 loại đạn tên lửa hải đối không gồm Aster 15 (tầm bắn 1,7-30km) và Aster 30 (tầm bắn 3-120km). Cả hai loại này có thể đáp ứng nhiệm vụ phòng không điểm và khu vực. Nguồn ảnh: Wikipedia

Trong tương lai không xa, họ tên lửa Aster có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo với các phiên bản: Aster 30 Block 1NT đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung có cự ly bắn 1.500km; Aster 30 Block 2MD có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung xa có cự ly bắn 3.000km. Theo các nguồn tin, năm 2016, Anh bày tỏ sự quan tâm muốn có Aster Block 1NT cho các siêu hạm Type 45. Nguồn ảnh: Wikipedia

Ngoài hệ thống phòng không Sea Viper, hỏa lực còn lại của HMS Duncan không quá nổi bật. Trong nhiệm vụ chống hạm tàu mặt nước, con tàu vẫn sử dụng tên lửa hành trình Harpoon và có thể kết hợp pháo hạm 127mm với mục tiêu tầm gần dưới 30km. Nguồn ảnh: Wikipedia

Hỏa lực phòng không tầm thấp, cự ly gần bao gồm: hai module chiến đấu hệ thống phòng không tầm gần cao tốc Phalanx CIWS; 2 pháo tự động 30mm Oerlikon; 2 súng máy minigun và 6 đại liên 12,7mm. Nguồn ảnh: alamy

Type 45 không trang bị ngư lôi săn ngầm, thay vào đó nó dựa hoàn toàn và bộ đôi trực thăng săn ngầm Wildcat mang theo hoặc một trực thăng săn ngầm hạng trung Merlin. Nguồn ảnh: Derek

Video hệ thống tác chiến HMS Duncan phát hiện máy bay Nga. Nguồn: Channel 5 Warship

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/manh-khung-nhung-sao-sieu-ham-anh-khong-doa-noi-iran-1258042.html