Mục đích chiêu mộ nhà khoa học Đức quốc xã của Mỹ sau Thế chiến 2?

Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ chiêu mộ nhiều nhà khoa học từng làm việc cho Đức quốc xã. Sau khi đến Mỹ, những chuyên gia này làm việc trong các chương trình vũ khí và không gian.

Năm 1945, Đức quốc xã đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện góp phần kết thúc Thế chiến 2. Trong bối cảnh đó, Mỹ thực hiện một chiến dịch bí mật nhằm chiêu mộ các nhà khoa học từng làm việc cho phát xít Đức.

Năm 1945, Đức quốc xã đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện góp phần kết thúc Thế chiến 2. Trong bối cảnh đó, Mỹ thực hiện một chiến dịch bí mật nhằm chiêu mộ các nhà khoa học từng làm việc cho phát xít Đức.

Dự án này được Mỹ triển khai bí mật với tên gọi "Cái kẹp giấy". Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ giới chức Mỹ muốn tuyển các nhà khoa học từng làm việc cho chính quyền Hitler là vì họ là những con người tài năng, đạt được những công lớn trong nghiên cứu kỹ thuật quân sự.

Dự án này được Mỹ triển khai bí mật với tên gọi "Cái kẹp giấy". Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ giới chức Mỹ muốn tuyển các nhà khoa học từng làm việc cho chính quyền Hitler là vì họ là những con người tài năng, đạt được những công lớn trong nghiên cứu kỹ thuật quân sự.

Nhờ những nhà khoa học này, chính quyền của Hitler sở hữu một số vũ khí hiện đại như máy bay Heinkel He 178, Messerschmitt Me 262, tên lửa V-2...

Nhờ những nhà khoa học này, chính quyền của Hitler sở hữu một số vũ khí hiện đại như máy bay Heinkel He 178, Messerschmitt Me 262, tên lửa V-2...

Vì vậy, Mỹ muốn chiêu mộ những nhà khoa học này để tăng thêm lợi thế trong nghiên cứu khoa học, kỹ thuật quân sự cũng như không muốn họ rơi vào tay các nước khác.

Vì vậy, Mỹ muốn chiêu mộ những nhà khoa học này để tăng thêm lợi thế trong nghiên cứu khoa học, kỹ thuật quân sự cũng như không muốn họ rơi vào tay các nước khác.

Cơ quan tình báo Mục tiêu chung (JIOA) thực hiện lên danh sách các nhà khoa học hàng đầu của Đức để đưa sang Mỹ.

Cơ quan tình báo Mục tiêu chung (JIOA) thực hiện lên danh sách các nhà khoa học hàng đầu của Đức để đưa sang Mỹ.

Căn cứ vào các tài liệu giải mật, Mỹ đưa khoảng 1.600 nhà khoa học Đức và gia đình của họ sang xứ sở cờ hoa.

Căn cứ vào các tài liệu giải mật, Mỹ đưa khoảng 1.600 nhà khoa học Đức và gia đình của họ sang xứ sở cờ hoa.

Sau khi đến Mỹ, những nhà khoa học này được hỗ trợ để trở thành công dân Mỹ. Không những vậy, họ còn tham gia vào những chương trình vũ khí và không gian của Mỹ.

Sau khi đến Mỹ, những nhà khoa học này được hỗ trợ để trở thành công dân Mỹ. Không những vậy, họ còn tham gia vào những chương trình vũ khí và không gian của Mỹ.

Trong số này, Wernher von Braun là nhà khoa học nổi tiếng của Đức được Mỹ chiêu mộ sau khi Thế chiến 2 kết thúc. Ông là nhà khoa học tên lửa nên được tuyển vào dự án thử nghiệm tên lửa của quân đội Mỹ.

Trong số này, Wernher von Braun là nhà khoa học nổi tiếng của Đức được Mỹ chiêu mộ sau khi Thế chiến 2 kết thúc. Ông là nhà khoa học tên lửa nên được tuyển vào dự án thử nghiệm tên lửa của quân đội Mỹ.

Về sau, ông Wernher trở thành Giám đốc Trung tâm Phi hành Vũ trụ Marshall thuộc NASA. Tại đây, ông cùng những nhà khoa học khác tạo ra tên lửa đẩy Saturn V. Đây chính là loại tên lửa đưa các phi hành gia của Mỹ chinh phục Mặt trăng.

Về sau, ông Wernher trở thành Giám đốc Trung tâm Phi hành Vũ trụ Marshall thuộc NASA. Tại đây, ông cùng những nhà khoa học khác tạo ra tên lửa đẩy Saturn V. Đây chính là loại tên lửa đưa các phi hành gia của Mỹ chinh phục Mặt trăng.

Nhờ chiến dịch bí mật "Cái kẹp giấy", Mỹ đã đạt được nhiều thành công vượt trội trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và tạo được ưu thế trước các nước khác.

Nhờ chiến dịch bí mật "Cái kẹp giấy", Mỹ đã đạt được nhiều thành công vượt trội trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và tạo được ưu thế trước các nước khác.

Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức? Nguồn: HGV.

Tâm Anh (theo LV)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/muc-dich-chieu-mo-nha-khoa-hoc-duc-quoc-xa-cua-my-sau-the-chien-2-1535247.html