Muốn nghỉ hưu sớm? Nghe xong chuyện của hai người phụ nữ dưới đây bạn sẽ muốn đi làm đến 60 tuổi
Nghỉ hưu sớm tưởng là an nhàn, nhưng những trải nghiệm thực tế từ người đi trước khiến tôi nhận ra: Về hưu không đồng nghĩa với hạnh phúc.
Nghỉ hưu sớm: Ước mơ tưởng đẹp, hiện thực lại phũ phàng
Tôi tên là Thẩm Xuân Phương, 53 tuổi, đang là giám đốc bộ phận tại một công ty nhỏ.
Kế hoạch của tôi là nghỉ hưu ở tuổi 55, tận hưởng những ngày an nhàn bên chồng con, đi du lịch khắp nơi, sống cuộc sống không còn bận tâm công việc.
Tuy nhiên, một buổi họp mặt với các đồng nghiệp đã khiến tôi thay đổi hoàn toàn suy nghĩ. Những câu chuyện về cuộc sống sau nghỉ hưu không hề giống những gì tôi tưởng tượng.

Những câu chuyện về cuộc sống sau nghỉ hưu không hề giống những gì tôi tưởng tượng. Ảnh minh họa
Bài học từ người nghỉ hưu sớm: Một mình gồng gánh cả gia đình
Chị Tôn, một người bạn thân thiết và cũng là đồng nghiệp cũ của tôi. Chị từng rất hào hứng khi nghỉ hưu ở tuổi 55.
Gia đình chị Tôn có hai người con trai, chị quyết định nghỉ hưu sớm để đỡ đần các con. Điều đầu tiên chị làm sau khi nghỉ hưu là cùng chồng đi du lịch ba ngày đến Bắc Kinh,
Điều này khiến hai con trai của chị không hài lòng. Bị các con trách vì có tiền dư để đi du lịch, trong khi chúng thì khó khăn khiến chị vô cùng dằn vặt bản thân.
Không lâu sau đó, chị bị cuốn vào vòng xoay "chạy qua chạy lại" giữa hai gia đình con để tránh bị nói thiên vị.
Lương hưu của chị phần lớn dành cho việc đi lại và chu cấp cho con cháu. Cuối cùng, vì tiết kiệm chi phí, chị bỏ dở điều trị bệnh tim và phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Đắng cay hơn, lúc chị nằm viện chỉ có người con cả ghé thăm đùng một lần. Thời gian còn lại đều do chồng chị lo liệu.
Hai người con trai không ai chịu trả chi phí chữa bệnh, thậm chí còn đề nghị đưa chị về tuyến dưới để tiết kiệm tiền.
Lúc này, chị chỉ biết khóc và nói với tôi rằng: "Giá như không nghỉ hưu sớm thì đâu ra nông nỗi này".
Nghỉ hưu sớm khi chưa sẵn sàng: Cái giá là sự cô đơn
Một đồng nghiệp khác của tôi, chị Mã, cũng từng mơ về hành trình nghỉ hưu rực rỡ.
Khi chồng còn bận việc ở nhà máy, chị xách vali đi du lịch một mình. Nhưng chỉ sau hai thành phố, chị cảm thấy lạc lõng.
Ghé thăm con gái, chị lại rơi vào cảnh "ngồi không cả ngày" vì mọi việc trong nhà đã có giúp việc lo.
Không muốn làm phiền con, chị quay về quê, mong gặp bạn bè trò chuyện cho đỡ buồn. Nhưng ai cũng bận bịu với con cháu hoặc công việc nhà.
Giấc mơ nghỉ hưu thảnh thơi của chị kết thúc bằng chuỗi ngày lặng lẽ nấu ăn, dọn dẹp, buồn hơn cả khi đi làm.
Nghỉ hưu: Không chỉ là nghỉ việc, mà là một bước ngoặt lớn của cuộc đời
Sau khi nghe hai câu chuyện ấy, tôi nhận ra: Nghỉ hưu sớm không phải lúc nào cũng tốt, nhất là khi mình chưa có kế hoạch rõ ràng và điều kiện vững chắc.
Công việc không chỉ là nguồn thu nhập mà còn giúp tôi có lý do để ra ngoài, giao tiếp, và không phụ thuộc vào con cái.
Tôi quyết định sẽ tiếp tục làm việc sau tuổi 55, không phải vì tiền, mà vì sự chủ động trong cuộc sống, vì sức khỏe, và cũng vì… tránh những rắc rối không đáng có trong gia đình.
Nghỉ hưu là giấc mơ của nhiều người, nhưng nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng cả về tài chính, tâm lý lẫn kỳ vọng, nó có thể trở thành một "cuộc nghỉ buồn".
Trước khi quyết định nghỉ hưu, hãy tự hỏi: Bạn đang nghỉ để sống, hay nghỉ để bắt đầu một chuỗi ngày bị động và mệt mỏi hơn cả khi đi làm?
4 rủi ro nên tránh khi muốn nghỉ hưu sớm

Người về hưu sớm đôi khi lại thiếu coi trọng sức khỏe về mặt tinh thần, trong đó việc bất ngờ chuyển đổi từ môi trường làm việc bận rộn sang cuộc sống thảnh thơi đôi khi sẽ rơi vào trạng thái trống rỗng, mất phương hướng. Ảnh minh họa
Không có chiến lược kinh tế
Một trong những rủi ro lớn nhất của người về hưu sớm đó là không lập kế hoạch tài chính rõ ràng.
Việc không có chiến lược tài chính hợp lý sẽ dẫn đến việc đối mặt với rủi ro và khó khăn khi trong giai đoạn sắp tới.
Để tránh những rủi ro trên, cần lên kế hoạch chi tiêu tối thiểu hàng tháng, phù hợp với mức thu nhập sau khi nghỉ hưu sớm.
Nếu có thể hãy tạo nguồn thu nhập từ kinh doanh nhằm bù đắp những thiếu hụt từ các khoản thu trước đó.
Điều chỉnh chi tiêu hợp lý, tránh tiêu xài quá mức sẽ giúp thời gian bắt đầu nghỉ hưu được thoải mái, tránh thiếu trước hụt sau.
Đầu tư mang tính rủi ro cao
Không ít người mong muốn thử vận may để gia tăng nguồn thu nhập nhanh chóng bằng cách đầu tư vào các khoản mang tính rủi ro cao, rất dễ dẫn đến thua lỗ.
Hãy xem xét và câ nhắc kỹ lưỡng các danh mục đầu tư đa dạng để tăng khả năng sinh lời.
Việc đầu tư sớm để có thời gian tích lũy lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro do biến động thị trường sẽ là chiến lược đầu tư phù hợp mà người hưu trí có thể cân nhắc.
Không dự trù chi phí y tế
Y tế cũng là một trong những khoản tiêu tốn khá nhiều chi phí của những đối tượng hưu trí. Việc không dự phòng cho những yếu tố trên có thể khiến người về hưu trước tuổi gặp khó khăn.
Vì vậy, khi lập kế hoạch tài chính cần dự trù một khoản dự phòng cho các chi phí phát sinh, nhất là sức khỏe để đảm bảo cuộc sống sau này.
Thiếu coi trọng sức khỏe tinh thần
Người về hưu sớm đôi khi lại thiếu coi trọng sức khỏe về mặt tinh thần, trong đó việc bất ngờ chuyển đổi từ môi trường làm việc bận rộn sang cuộc sống thảnh thơi đôi khi sẽ rơi vào trạng thái trống rỗng, mất phương hướng.
Điều này có thể sẽ dẫn đến một vài biểu hiệu như trầm cảm hay ngại giao tiếp.
Hãy xây dựng thói quen mới khi tích cực tham gia vào các hoạt động ý nghĩa như tập luyện thể thao, hoạt động xã hội tình hay học thêm một vài kỹ năng sống.
Đồng thời duy trì các mối quan hệ xã hội để tránh cảm giác cô đơn, cũng như duy trì tinh thần lạc quan.
Lập kế hoạch cụ thể về cách sử dụng thời gian hữu ích khi về hưu trước tuổi để cuộc sống luôn có mục tiêu và nỗ lực phấn đấu.
Theo Sohu