Mỹ lo ngại Nga xuất khẩu pháo phản lực 'mạnh hơn HIMARS'

Nga có trong tay một hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) được đánh giá 'mạnh hơn HIMARS' của Mỹ, đó chính là Tornado-S.

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt Tornado-S của Nga "mạnh hơn HIMARS" do Mỹ chế tạo, nhà báo Suman Varandani - người phụ trách chuyên mục của tờ EurAsian Times cho biết.

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt Tornado-S của Nga "mạnh hơn HIMARS" do Mỹ chế tạo, nhà báo Suman Varandani - người phụ trách chuyên mục của tờ EurAsian Times cho biết.

Tại triển lãm vũ khí quốc tế IDEX 2023, được tổ chức từ ngày 20/2 đến 24/2/2023 tại Abu Dhabi, Nga đã giới thiệu hệ thống MLRS Tornado-S hiện đại hóa của mình. Chuyên gia Suman Varandani nhấn mạnh rằng vũ khí này không thua kém M142 HIMARS.

Tại triển lãm vũ khí quốc tế IDEX 2023, được tổ chức từ ngày 20/2 đến 24/2/2023 tại Abu Dhabi, Nga đã giới thiệu hệ thống MLRS Tornado-S hiện đại hóa của mình. Chuyên gia Suman Varandani nhấn mạnh rằng vũ khí này không thua kém M142 HIMARS.

Theo tuyên bố chính thức của Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec, hệ thống điều khiển hỏa lực của Tornado-S MLRS cho phép lập trình những đường bay riêng cho từng tên lửa riêng lẻ, cho phép tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc bằng một loạt đạn.

Theo tuyên bố chính thức của Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec, hệ thống điều khiển hỏa lực của Tornado-S MLRS cho phép lập trình những đường bay riêng cho từng tên lửa riêng lẻ, cho phép tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc bằng một loạt đạn.

Tầm bắn của tên lửa dẫn đường trang bị cho hệ thống MLRS này là hơn 100 km, độ chính xác cao gấp 15 - 20 lần so với người tiền nhiệm BM-30 Smerch.

Tầm bắn của tên lửa dẫn đường trang bị cho hệ thống MLRS này là hơn 100 km, độ chính xác cao gấp 15 - 20 lần so với người tiền nhiệm BM-30 Smerch.

“Tại triển lãm vũ khí IDEX 2023, Nga còn trình diễn đạn 122 mm dành cho Tornado-S, loại đạn có thể tiêu diệt mục tiêu cỡ nhỏ ở gần. Ngoài ra, công chúng đã được xem loại đạn UOR-281U 53 mm có sức nổ cao”, tác giả bài báo viết.

“Tại triển lãm vũ khí IDEX 2023, Nga còn trình diễn đạn 122 mm dành cho Tornado-S, loại đạn có thể tiêu diệt mục tiêu cỡ nhỏ ở gần. Ngoài ra, công chúng đã được xem loại đạn UOR-281U 53 mm có sức nổ cao”, tác giả bài báo viết.

Theo nhà báo Suman Varandani, HIMARS của Mỹ hiện được định giá quá cao và trong bối cảnh đó, việc Nga sẵn sàng bán Tornado-S cho các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư là điều rất đáng lo ngại đối với Washington.

Theo nhà báo Suman Varandani, HIMARS của Mỹ hiện được định giá quá cao và trong bối cảnh đó, việc Nga sẵn sàng bán Tornado-S cho các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư là điều rất đáng lo ngại đối với Washington.

Nhiều chuyên gia quân sự Nga cũng cho rằng việc kẻ địch lo sợ Tornado-S là điều khá dễ hiểu. Tổ hợp có khả năng phóng 12 tên lửa trong thời gian ngắn, vùng sát thương bao phủ diện tích tương đương với 12 sân bóng đá.

Nhiều chuyên gia quân sự Nga cũng cho rằng việc kẻ địch lo sợ Tornado-S là điều khá dễ hiểu. Tổ hợp có khả năng phóng 12 tên lửa trong thời gian ngắn, vùng sát thương bao phủ diện tích tương đương với 12 sân bóng đá.

Ngoài ra nhờ hệ thống dẫn đường vệ tinh, mỗi quả đạn mà Tornado-S bắn đi có khả năng tiêu diệt một mục tiêu cụ thể chứ không chỉ "cày xới" một khu vực rộng lớn nhất định.

Ngoài ra nhờ hệ thống dẫn đường vệ tinh, mỗi quả đạn mà Tornado-S bắn đi có khả năng tiêu diệt một mục tiêu cụ thể chứ không chỉ "cày xới" một khu vực rộng lớn nhất định.

Gần như không thể phân biệt Tornado-S với "anh cả" của nó - tổ hợp MLRS BM-30 Smerch khi cả hai sử dụng cùng một khung gầm với 12 ống phóng tên lửa. Sự khác biệt chính là hiện diện của cabin bổ sung phía sau buồng lái.

Gần như không thể phân biệt Tornado-S với "anh cả" của nó - tổ hợp MLRS BM-30 Smerch khi cả hai sử dụng cùng một khung gầm với 12 ống phóng tên lửa. Sự khác biệt chính là hiện diện của cabin bổ sung phía sau buồng lái.

Tại đó, trắc thủ sẽ tính toán điều khiển việc nhắm mục tiêu và phóng tên lửa. Tổ hợp được thiết kế để tiêu diệt các phương tiện bọc thép, sở chỉ huy sâu, khẩu đội phòng không, hầm trú ẩn và các đối tượng có giá trị khác.

Tại đó, trắc thủ sẽ tính toán điều khiển việc nhắm mục tiêu và phóng tên lửa. Tổ hợp được thiết kế để tiêu diệt các phương tiện bọc thép, sở chỉ huy sâu, khẩu đội phòng không, hầm trú ẩn và các đối tượng có giá trị khác.

Nhờ hệ thống dẫn đường, một loạt đạn Tornado-S có thể bao phủ nhiều vị trí kẻ thù trên tuyến phòng thủ phía trước, tấn công vào nơi tập trung binh lính và thiết bị trên tuyến phòng thủ thứ hai, đồng thời phá hủy kho đạn dược ở phía sau.

Nhờ hệ thống dẫn đường, một loạt đạn Tornado-S có thể bao phủ nhiều vị trí kẻ thù trên tuyến phòng thủ phía trước, tấn công vào nơi tập trung binh lính và thiết bị trên tuyến phòng thủ thứ hai, đồng thời phá hủy kho đạn dược ở phía sau.

Hệ thống tham chiếu địa hình cho phép tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Tornado-S hoạt động độc lập mà không cần nhận dữ liệu từ sở chỉ huy ở cấp cao hơn.

Hệ thống tham chiếu địa hình cho phép tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Tornado-S hoạt động độc lập mà không cần nhận dữ liệu từ sở chỉ huy ở cấp cao hơn.

Đối với phạm vi và độ chính xác, hệ thống pháo phản lực dẫn đường thế hệ mới này thậm chí được các binh sĩ Nga đánh giá chỉ đứng sau tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.

Đối với phạm vi và độ chính xác, hệ thống pháo phản lực dẫn đường thế hệ mới này thậm chí được các binh sĩ Nga đánh giá chỉ đứng sau tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.

Tuy vậy ở chiều ngược lại, cũng có khá nhiều ý kiến cho rằng hệ thống pháo phản lực phóng loạt Tornado-S của Nga mới chỉ mạnh trên lý thuyết, còn ở ngoài thực địa nó chưa cho thấy được sự vượt trội trước HIMARS, nếu không muốn nói là còn lép vế.

Tuy vậy ở chiều ngược lại, cũng có khá nhiều ý kiến cho rằng hệ thống pháo phản lực phóng loạt Tornado-S của Nga mới chỉ mạnh trên lý thuyết, còn ở ngoài thực địa nó chưa cho thấy được sự vượt trội trước HIMARS, nếu không muốn nói là còn lép vế.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/my-lo-ngai-nga-xuat-khau-phao-phan-luc-manh-hon-himars-post531907.antd