Mỹ lo ngại sự nguy hiểm của tàu ngầm Nga ở Địa Trung Hải

Với việc triển khai nhiều khí tài quân sự 'khủng', đặc biệt là tàu ngầm ở biển Địa Trung Hải, vùng biển chiến lược nằm giữa Châu Âu và Châu Phi, Nga đang khiến Mỹ lo ngại.

Chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ ở Châu Âu và Châu Phi, James Foggo, cảnh báo, Nga đang quân sự hóa khu vực Đông Địa Trung Hải với việc triển khai các tàu ngầm diesel hiện đại, yên tĩnh được trang bị tên lửa Kalibr.

James Foggo lưu ý, các tàu ngầm Nga có khả năng di chuyển ở nhiều vùng biển trong khu vực và có thể bắn tên lửa tới bất kỳ thủ đô nào của châu Âu hoặc châu Phi, từ đó cảnh báo, quân đội cần đặc biệt cảnh giác.

Biển Địa Trung Hải có vị trí chiến lược, nằm kẹp giữ Châu Âu và Châu Phi. Ảnh: GM.

Biển Địa Trung Hải có vị trí chiến lược, nằm kẹp giữ Châu Âu và Châu Phi. Ảnh: GM.

Vài ngày trước, Nga đã điều khinh hạm Đô đốc Makarov, thuộc Hạm đội Biển Đen, được trang bị tên lửa hành trình Kalibr tới Địa Trung Hải.

Khinh hạm Đô đốc Makarov, thuộc Hạm đội Biển Đen, được trang bị tên lửa hành trình Kalibr được nhìn thấy đang vượt qua eo biển Bosphorus, hướng tới Địa Trung Hải. Nguồn: YorukIsik/Twitter.

Khinh hạm Đô đốc Makarov, thuộc Hạm đội Biển Đen, được trang bị tên lửa hành trình Kalibr được nhìn thấy đang vượt qua eo biển Bosphorus, hướng tới Địa Trung Hải. Nguồn: YorukIsik/Twitter.

Trước đó, vào ngày 24/6, tàu ngầm lớp Rostov-na-Donu Dự án 636.3 Kilo, Lữ đoàn tàu ngầm độc lập thứ 4 của Hải quân Nga được vũ trang mạnh mẽ được nhìn thấy đã di chuyển từ Biển Đen qua eo biển Bosphorus tiến vào phía đông Địa Trung Hải.

Tàu ngầm tàu ngầm lớp Rostov-on-Don được nhìn thấy đang tiến vào phía đông Địa Trung Hải. Nguồn: Associated Press.

Tàu ngầm tàu ngầm lớp Rostov-on-Don được nhìn thấy đang tiến vào phía đông Địa Trung Hải. Nguồn: Associated Press.

TASS dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga hôm 24/6, nói, Rostov-on-Don sẽ sớm gia nhập lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Nga Địa Trung Hải.

Trong tháng trước, các tàu vận tải của Bộ Quốc phòng Nga đã được quan sát tới bờ biển Địa Trung Hải, phía ngoài Syria để cung cấp các thiết bị quân sự như xe bọc thép.

Mỹ thừa nhận sự nguy hiểm của tàu ngầm Severodvinsk, dự án Ash-885 do khả năng tàng hình và độ yên tĩnh, những tính năng tiên tiến khiến Hải quân Mỹ từng để mất dấu và không thể tìm thấy tàu ngầm này khi nó thực hiện một nhiệm vụ tại Đại Tây Dương năm 2018. Nguồn: CBS News.

Mỹ thừa nhận sự nguy hiểm của tàu ngầm Severodvinsk, dự án Ash-885 do khả năng tàng hình và độ yên tĩnh, những tính năng tiên tiến khiến Hải quân Mỹ từng để mất dấu và không thể tìm thấy tàu ngầm này khi nó thực hiện một nhiệm vụ tại Đại Tây Dương năm 2018. Nguồn: CBS News.

Tên lửa hành trình Kalibr khó đánh chặn do hành trình linh hoạt, lắt léo với khả năng tăng tốc lên Mach 3,5 và được cho có tầm bắn lên tới 4.000 km, đủ sức vươn tới thủ đô các nước Châu Âu, từ Địa Trung Hải. Ảnh: Wikipedia.

Tên lửa hành trình Kalibr khó đánh chặn do hành trình linh hoạt, lắt léo với khả năng tăng tốc lên Mach 3,5 và được cho có tầm bắn lên tới 4.000 km, đủ sức vươn tới thủ đô các nước Châu Âu, từ Địa Trung Hải. Ảnh: Wikipedia.

Mỹ thừa nhận khả năng tàng hình và độ yên tĩnh của tàu ngầm dự án Ash – 885 của Nga khiến nó gần như khó có thể phát hiện; và đây là điều khiến Mỹ lo ngại.

Năm 2018, khi tàu ngầm Severodvinsk, chiếc tàu đầu tiên dự án Ash – 885 Hải quân Nga hoạt động ở Đại Tây Dương, quân đội Mỹ đã để mất dấu và không thể tìm thấy nó trong vài tuần.

Huy Anh

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/quoc-te/tin-tuc/my-lo-ngai-su-nguy-hiem-cua-tau-ngam-nga-o-dia-trung-hai-90462.html