Mỹ - Trung: Covid-19 'đổ thêm dầu vào lửa'

Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang thúc đẩy một cuộc chiến không ngừng nghỉ với Trung Quốc, nhưng câu hỏi mà nhiều người đặt ra là ông muốn kiểu chiến tranh nào? Một cuộc Chiến tranh Lạnh, một cuộc chiến thương mại vĩnh viễn, hay chỉ là một cuộc khẩu chiến để tìm cơ hội tái đắc cử, hay gì đó leo thang hơn nữa?

Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang thúc đẩy một cuộc chiến không ngừng nghỉ với Trung Quốc, nhưng câu hỏi mà nhiều người đặt ra là ông muốn kiểu chiến tranh nào? Một cuộc Chiến tranh Lạnh, một cuộc chiến thương mại vĩnh viễn, hay chỉ là một cuộc khẩu chiến để tìm cơ hội tái đắc cử, hay gì đó leo thang hơn nữa?

Tổng thống Mỹ Donald Trump (thứ 2, bên phải) và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ 2, bên trái) làm việc bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20. Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ Donald Trump (thứ 2, bên phải) và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ 2, bên trái) làm việc bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20. Ảnh: AFP

Một cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa hai nước dường như đã bắt đầu và các biện pháp kiểm soát đại dịch Covid-19 càng khiến căng thẳng đi xa hơn. Cuộc chiến thương mại cũng chưa có dấu hiệu giảm nhiệt trong khi cuộc khẩu chiến đang tăng tốc hàng ngày, nhất là những cáo buộc về đại dịch Covid-19. Ông Trump từ lâu đổ lỗi cho Trung Quốc về các vấn đề của Mỹ, nhưng đại dịch lần này mang đến cho ông những cơ hội mới. Trái với ước tính của giới khoa học và tình báo, ông chủ Nhà Trắng nói rằng, đã có những bằng chứng thuyết phục cho thấy, virus SARS-CoV-2 bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, dù vô tình hay cố ý, và rằng, Trung Quốc đã đánh lừa thế giới về nguồn gốc và mức độ nghiêm trọng của đại dịch và không thực hiện các biện pháp kiểm soát hiệu quả.

Nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố, Trung Quốc làm vậy vì muốn phá hủy nhiệm kỳ tổng thống của ông và còn tệ hơn cả cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà ngoại giao “chiến lang” của Trung Quốc đã thách thức Mỹ bằng những câu chuyện về “trò chơi đổ lỗi” của riêng họ. Bắc Kinh đã nói về những nỗ lực ngăn chặn đại dịch của họ, và cũng thúc đẩy các lý thuyết âm mưu nhằm vào Washington.

Một số người cho rằng, Bắc Kinh đang vi phạm nguyên tắc không can thiệp của mình bằng cách đưa ra các cảnh báo về kinh tế chống lại những tiếng nói bất đồng ở các nước nhỏ hơn, vốn đang phải vật lộn với một ổ dịch bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên, có những báo cáo rằng, các nhà ngoại giao “chiến lang” đang được khuyên nên tiết chế bớt. Thật khó để tưởng tượng bất cứ ai muốn xung đột thêm bây giờ, đặc biệt là một cuộc chiến tranh nóng, với thiệt hại liên tục từ Covid-19. Mỹ đã phải đối mặt với một quân đội “có thể so sánh với Trung Quốc” trong cuộc xung đột trực diện kể từ Thế chiến II, và các cuộc giao chiến với kẻ thù yếu hơn kể từ đó đã không tạo ra chiến thắng cho nước này.

Trong bối cảnh căng thẳng này, một tàu chiến của Hải quân Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan ngay cả khi Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận bắn đạn thật trong khu vực và Washington vẫn không ngừng chỉ trích Trung Quốc vì những hoạt động phi pháp ở Biển Đông. Mỹ mới đây tố cáo Trung Quốc tiếp tục hành xử đầy mạo hiểm và leo thang ở khu vực đang tranh chấp này. Lầu Năm Góc cho biết, quân đội Mỹ đã có những cuộc chạm trán “không an toàn” với các lực lượng vũ trang Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian bùng phát dịch Covid-19, vốn cũng là một nguồn gia tăng căng thẳng giữa hai nước. Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách khu vực Đông Nam Á Reed Werner nói với Fox News rằng, đã có ít nhất 9 vụ va chạm đáng quan ngại liên quan tới các máy bay chiến đấu Trung Quốc và máy bay Mỹ trên các vùng trời phía trên vùng biển tranh chấp này kể từ tháng 3 cũng như Bắc Kinh tiếp tục có “cách hành xử đầy mạo hiểm và leo thang”. Một quan chức quốc phòng tiết lộ một số vụ việc được xem là không an toàn, dù không nói rõ những chi tiết cụ thể đằng sau sự việc.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, trong bối cảnh hiện nay, dường như ông Trump không muốn xung đột quân sự, mặc dù một số người cho rằng, đây chính là thời điểm để hành động, trước khi năng lực của Mỹ suy giảm không thể cứu vãn. Hoàn cảnh hiện tại làm suy giảm sự phối hợp quốc tế và khả năng lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, và các vấn đề xảy ra trước sự bùng phát đại dịch, như biến đổi khí hậu và bất bình đẳng - cho thấy thế giới đang sống trong một thời điểm khó khăn.

Hơn nữa, một cuộc chiến tranh nóng bỏng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ gây ra một cuộc xung đột toàn cầu, buộc các cường quốc nhỏ hơn phải chọn lựa. Đây là một điều khó khăn. Trong bối cảnh gồng mình đối phó với Covid-19, một số ít quốc gia Châu Âu đã sẵn sàng để lựa chọn dù không muốn phải làm như vậy. Nhưng với mối quan hệ kinh tế sâu rộng với cả Trung Quốc và Mỹ, không ai muốn lựa chọn, ngay cả trong thời điểm tốt nhất.

KHẢ ANH

>> Mỹ - Trung bên bờ vực “Chiến tranh Lạnh kiểu mới”

>> Tổng thống Trump dọa cắt đứt quan hệ với Trung Quốc

>> Ông Trump bác khả năng đàm phán lại với Trung Quốc

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_225174_my-trung-covid-19-do-them-dau-vao-lua-.aspx