Năm 2024, công dân thuộc năm sinh nào bắt buộc đổi căn cước công dân gắn chip để không bị phạt?

Thẻ căn cước công dân gắn chip là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân. Năm 2024, những đối tượng nào bắt buộc phải đổi CCCD gắn chip mới?

Căn cước công dân gắn chip là gì?

Thẻ căn cước công dân gắn chip là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong Hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia. Nó có giá trị chứng minh về nhân thân và cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

Theo Bộ Công an, thẻ căn cước công dân gắn chip về cơ bản cũng giống như thẻ căn cước công dân mã vạch. Nhưng trên thẻ không có các dòng trạng thái thể hiện mã vạch, mà nó sẽ thay thế bằng chip điện tử dung lượng lớn. Thẻ căn cước công dân gắn chip lưu trữ những đặc điểm nhận dạng bằng hình ảnh, vân tay và sinh trắc học.

Thẻ căn cước công dân gắn chip là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam.

Thẻ căn cước công dân gắn chip là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam.

Tiện ích nổi bật của thẻ căn cước công dân gắn chip

Căn cước công dân (CCCD) mẫu mới là loại có gắn chíp điện tử, khác với các loại căn cước công dân mã vạch hay chứng minh nhân dân (CMND) có 12 số trước đây.

Chip gắn trên CCCD nhằm lưu trữ các thông tin của công dân với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Chip gắn trên CCCD không có chức năng định vị, theo dõi công dân.

Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chip tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.

Trên CCCD gắn chip có mã QR lưu trữ 7 trường thông tin của công dân. Do vậy, trong quá trình thực hiện các giao dịch hành chính, dân sự.

Các cơ quan, tổ chức có thể sử dụng chức năng quét mã QR để kiểm tra thông tin nhân thân, số CMND của công dân trên CCCD.

Công dân không cần xuất trình giấy xác nhận số CMND; Tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong việc thực hiện các giao dịch (thông tin trong mã QR đã được Bộ Công an xác thực).

Căn cước công dân gắn chip có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm, như: ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.

Khi sử dụng, CCCD gắn chip có thể thay thế CMND và CCCD mã vạch, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, thông tin về người được hưởng chính sách theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, bảo lãnh người phụ thuộc đi cùng (con chưa đủ 14 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự…).

Căn cước công dân gắn chip tích hợp đầy đủ các thông tin, do đó, khi thực hiện các giao dịch, các thủ tục hành chính chỉ cần sử dụng căn thẻ này mà không phải mang theo nhiều loại giấy tờ.

Căn cước công dân gắn chip có tính linh hoạt khi cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin của công dân. Dữ liệu thông tin có trong căn cước có thể truy cập ngay lập tức thông qua thiết bị cho phép đọc thông tin, mà không phụ thuộc vào kết nối mạng, giúp cho việc xác thực danh tính công dân nhanh và chính xác.

Quy định về việc sử dụng căn cước công dân/chứng minh nhân dân trong năm 2023

Căn cước công dân, chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của mỗi công dân Việt Nam. Từ 1/1/2016, CCCD là hình thức mới nhất của CMND, người từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ CCCD.

Trong quá trình sử dụng và quản lý CCCD, nhà nước ta đã có rất nhiều thay đổi về quy định trong việc sử dụng CCCD cho phù hợp với xu thế xã hội. Đặc biệt khi xã hội hiện đại hóa, mọi thủ tục đều được rút gọn để được thực hiện một cách nhanh chóng và đơn giản hơn thì việc sử dụng căn cước công dân trong năm 2023 cũng có nhiều điểm mới.

Những trường hợp nào phải đổi căn cước công dân gắn chip mới trong năm 2024?

Căn cứ theo Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014, Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, người sử dụng CMND, CCCD phải đi đổi sang CCCD gắn chip mới nếu thuộc một trong các trường hợp:

- Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi đối với người sử dụng CCCD.

Như vậy, trong năm 2024, những công dân sinh năm 1999, 1984, 1964 nếu chưa đi làm CCCD mới sẽ phải đi làm ngay để không bị phạt.

Đặc biệt, nếu CCCD được cấp trong vòng 2 năm trước các mốc tuổi này, thì vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.

Nếu trong trường hợp công dân đi làm CCCD đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ là đến suốt đời. Nghĩa là công dân được sử dụng cho đến khi mất mà không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng…

- CMND hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA).

Theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 1, Điều 1, Nghị định 170/2007/NĐ-CP), CMND có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp. Như vậy, đến năm 2024, những người có CMND được cấp từ năm 2009 trở về trước bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip.

- CMND/CCCD bị hư hỏng không sử dụng được.

- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng.

- Xác định lại giới tính, quê quán.

- Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD/CMND.

- Bị mất thẻ CCCD/CMND.

- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Trong năm 2024, những công dân sinh năm 1999, 1984, 1964 nếu chưa đi làm CCCD mới sẽ phải đi làm ngay để không bị phạt. Ảnh minh họa: TL

Trong năm 2024, những công dân sinh năm 1999, 1984, 1964 nếu chưa đi làm CCCD mới sẽ phải đi làm ngay để không bị phạt. Ảnh minh họa: TL

Không làm, đổi căn cước công dân gắn chip có bị phạt không?

Bộ Công an đã có khuyến cáo người dân nên sớm thực hiện các thủ tục chuyển sang thẻ CCCD gắn chip để thuận tiện hơn khi sử dụng và khi thực hiện các thủ tục hành chính không phải mang theo nhiều loại giấy tờ.

Theo Bộ Công an, người dân nên sớm chuyển sang thẻ CCCD gắn chip để sử dụng được thuận tiện hơn và hưởng nhiều lợi ích. Bên cạnh đó, CCCD gắn chip có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, tích hợp được nhiều ứng dụng.

Sử dụng CCCD sẽ thuận lợi hơn khi công dân thực hiện các thủ tục hành chính cũng như trong công tác quản lý Nhà nước.

Thẻ CCCD gắn chip có thể thay thế được cho nhiều loại giấy tờ như giấy phép lái xe, thẻ ATM, thẻ bảo hiểm y tế, sổ hộ khẩu, tạm trú...

Đồng thời, những trường hợp công dân được cấp CMND, CCCD gắn mã vạch mà vẫn còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng, không thuộc trường hợp phải đổi, cấp lại, nếu người dân chưa có nhu cầu đổi sang CCCD gắn chip thì vẫn sử dụng bình thường cho đến khi hết hạn.

Tại Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) Bộ Công an đề xuất tất cả CMND đã được cấp sẽ có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024, khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD. Nếu Dự thảo này được thông qua thì kể từ 01/01/2025, công dân bắt buộc phải đổi từ CMND sang thẻ CCCD gắn chip dù CMND đó vẫn còn hạn dùng.

Mức phạt khi không làm, đổi CCCD gắn chip

Đối với vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy CMND, CMND, Chứng minh hoặc thẻ CCCD, tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng với những trường hợp sau đây: Không xuất trình Giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND khi có yêu cầu kiểm tra của người có thêm quyền.

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng với những trường hợp không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Mức phạt cũng được áp dụng cho những trường hợp: Người không nộp lại CMND/CCCD cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại CMND/CCCD cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

L.Vũ (th)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nam-2024-cong-dan-thuoc-nam-sinh-nao-bat-buoc-doi-can-cuoc-cong-dan-gan-chip-de-khong-bi-phat-172230818231301585.htm