Năm cuốn sách hay về các đệ nhất phu nhân Mỹ

Rebecca Boggs Roberts, tác giả cuốn 'Untold Power' chia sẻ các tác phẩm hay nhất khắc họa đệ nhất phu nhân Mỹ.

 Martha Washington của Patricia Brady (2005). Chỉ từ bức ảnh bìa cũng đã thấy được sự ấn tượng của cuốn sách này. Thay vì một người phụ nữ xuề xòa trong chiếc mũ đăng ten, cuốn tiểu sử về Martha Washington (vợ của George Washington) của Patricia Brady sử dụng một bức tranh hồi quy tuổi tác. Từ đó, độc giả thấy được Martha khi còn là một phụ nữ trẻ trung và quyến rũ trong bộ váy thời trang. Và trong tác phẩm, Brady đã thành công vẽ nên một bức chân dung đầy sắc thái và được nghiên cứu kỹ lưỡng về một đệ nhất phu nhân lẫy lừng của nước Mỹ. Martha thông minh, quyến rũ, độc lập và thậm chí có một chút gợi cảm. Martha dường như cũng chưa bao giờ lép vế trước sức hào quang của Washington. Thông qua Martha, George Washington dường như cũng trở nên dễ gần hơn.

Martha Washington của Patricia Brady (2005). Chỉ từ bức ảnh bìa cũng đã thấy được sự ấn tượng của cuốn sách này. Thay vì một người phụ nữ xuề xòa trong chiếc mũ đăng ten, cuốn tiểu sử về Martha Washington (vợ của George Washington) của Patricia Brady sử dụng một bức tranh hồi quy tuổi tác. Từ đó, độc giả thấy được Martha khi còn là một phụ nữ trẻ trung và quyến rũ trong bộ váy thời trang. Và trong tác phẩm, Brady đã thành công vẽ nên một bức chân dung đầy sắc thái và được nghiên cứu kỹ lưỡng về một đệ nhất phu nhân lẫy lừng của nước Mỹ. Martha thông minh, quyến rũ, độc lập và thậm chí có một chút gợi cảm. Martha dường như cũng chưa bao giờ lép vế trước sức hào quang của Washington. Thông qua Martha, George Washington dường như cũng trở nên dễ gần hơn.

 A Perfect Union của Catherine Allgor (2006). Dolley Madison (vợ của James Madison - Tổng thống thứ 4 của nước Mỹ) thường xuyên lọt top những đệ nhất phu nhân được yêu thích nhất nước Mỹ. Và trong tác phẩm của mình, Catherine Allgor đã mô tả Dolley rất tài tình. Danh tiếng của Dolley không chỉ đến từ sự hòa đồng nổi tiếng của bà mà còn trong cách khéo léo khi hành xử. Bà sôi nổi khi James buồn tẻ, và hòa giải khi ông ấy nổi cáu. Thêm vào đó, bà cũng là một chính trị gia cực kỳ lão luyện, người hiểu được giá trị của việc có một hình ảnh tốt. Trước công chúng, bà Madison nổi tiếng vì lòng tốt, có cách cư xử xã giao hào hiệp và những lời mời cởi mở. Dolley đã thể hiện hoàn hảo vai trò của một đệ nhất phu nhân có quyền lực trong xã hội. “Trong thời gian cầm quyền của chồng, Dolley được cho là người nổi tiếng và được yêu mến nhất ở nước Mỹ”.

A Perfect Union của Catherine Allgor (2006). Dolley Madison (vợ của James Madison - Tổng thống thứ 4 của nước Mỹ) thường xuyên lọt top những đệ nhất phu nhân được yêu thích nhất nước Mỹ. Và trong tác phẩm của mình, Catherine Allgor đã mô tả Dolley rất tài tình. Danh tiếng của Dolley không chỉ đến từ sự hòa đồng nổi tiếng của bà mà còn trong cách khéo léo khi hành xử. Bà sôi nổi khi James buồn tẻ, và hòa giải khi ông ấy nổi cáu. Thêm vào đó, bà cũng là một chính trị gia cực kỳ lão luyện, người hiểu được giá trị của việc có một hình ảnh tốt. Trước công chúng, bà Madison nổi tiếng vì lòng tốt, có cách cư xử xã giao hào hiệp và những lời mời cởi mở. Dolley đã thể hiện hoàn hảo vai trò của một đệ nhất phu nhân có quyền lực trong xã hội. “Trong thời gian cầm quyền của chồng, Dolley được cho là người nổi tiếng và được yêu mến nhất ở nước Mỹ”.

 My Memoir của Edith Bolling Wilson (1938). Ngày nay, độc giả mong đợi một cuốn hồi ký của đệ nhất phu nhân sẽ lên kệ một hoặc hai năm sau khi chồng họ rời nhiệm sở. Nhưng đệ nhất phu nhân nước Mỹ đầu tiên xuất bản hồi ký chính là Edith Wilson và rất lâu sau khi chồng bà là Woodrow Wilson rời cương vị năm 1921. Sự miêu tả thẳng thắn, thậm chí có phần châm biếm của Edith về thời kỳ Thế chiến thứ nhất đã nhận được nhiều phản hồi trái chiều vào thời điểm đó, nhưng mọi người trong giới chính trị đều đọc nó. Có một bài đánh giá cho rằng “ở Washington, người ta phải đọc nó để tham gia vào cuộc thảo luận diễn ra ở mọi giới, từ tài xế taxi trên đường phố, đến phòng khách của giới thượng lưu”. Hơn 80 năm sau, cuốn sách này vẫn cực kỳ đáng đọc dù có một số chi tiết thiếu đáng tin về các sự kiện khi đó. Edith đã đưa ra nhiều quan sát dí dỏm và một số chi tiết đôi khi không mấy hay ho, thi thoảng nhắm vào chính bà, nhưng không bao giờ nhắm vào chồng bà. Woodrow vẫn luôn là anh hùng trong mọi hoàn cảnh.

My Memoir của Edith Bolling Wilson (1938). Ngày nay, độc giả mong đợi một cuốn hồi ký của đệ nhất phu nhân sẽ lên kệ một hoặc hai năm sau khi chồng họ rời nhiệm sở. Nhưng đệ nhất phu nhân nước Mỹ đầu tiên xuất bản hồi ký chính là Edith Wilson và rất lâu sau khi chồng bà là Woodrow Wilson rời cương vị năm 1921. Sự miêu tả thẳng thắn, thậm chí có phần châm biếm của Edith về thời kỳ Thế chiến thứ nhất đã nhận được nhiều phản hồi trái chiều vào thời điểm đó, nhưng mọi người trong giới chính trị đều đọc nó. Có một bài đánh giá cho rằng “ở Washington, người ta phải đọc nó để tham gia vào cuộc thảo luận diễn ra ở mọi giới, từ tài xế taxi trên đường phố, đến phòng khách của giới thượng lưu”. Hơn 80 năm sau, cuốn sách này vẫn cực kỳ đáng đọc dù có một số chi tiết thiếu đáng tin về các sự kiện khi đó. Edith đã đưa ra nhiều quan sát dí dỏm và một số chi tiết đôi khi không mấy hay ho, thi thoảng nhắm vào chính bà, nhưng không bao giờ nhắm vào chồng bà. Woodrow vẫn luôn là anh hùng trong mọi hoàn cảnh.

 No Ordinary Time của Doris Kearns Goodwin (1994). Có rất nhiều cuốn sách hay về cuộc đời của Eleanor Roosevelt (vợ của Franklin Roosevelt). Và No Ordinary Time thực ra là một cuốn tiểu sử chung của Franklin và Eleanor, tập trung vào khoảng thời gian từ khi Thế chiến thứ hai bùng nổ cho đến khi Franklin Roosevelt qua đời vào năm 1945. Bằng cách xen kẽ giữa hai nhân vật chính, Doris Kearns Goodwin đã nâng Eleanor lên ngang hàng với Franklin và nhấn mạnh cuộc sống và vai trò chính trị của họ vào thời điểm đó khác biệt như thế nào. Câu chuyện của họ diễn ra trên những con đường song song, chỉ trùng khớp với nhau trong những thời gian ngắn xen kẽ các chuyến đi. Eleanor đã sử dụng những khoảng thời gian chồng chéo hiếm hoi này để thúc đẩy chồng mình trở nên tự do hơn, tập trung hơn vào nhu cầu trong nước, cấp tiến hơn về các quyền công dân. Bà Eleanor hỗ trợ chương trình nghị sự của Franklin bằng cách khuyến khích ông mạnh dạn hơn và dám thử thách dư luận. Còn ông cũng hỗ trợ bà bằng cách tạo cho bà một nền tảng giúp bà đạt được mục đích và tham vọng của mình.

No Ordinary Time của Doris Kearns Goodwin (1994). Có rất nhiều cuốn sách hay về cuộc đời của Eleanor Roosevelt (vợ của Franklin Roosevelt). Và No Ordinary Time thực ra là một cuốn tiểu sử chung của Franklin và Eleanor, tập trung vào khoảng thời gian từ khi Thế chiến thứ hai bùng nổ cho đến khi Franklin Roosevelt qua đời vào năm 1945. Bằng cách xen kẽ giữa hai nhân vật chính, Doris Kearns Goodwin đã nâng Eleanor lên ngang hàng với Franklin và nhấn mạnh cuộc sống và vai trò chính trị của họ vào thời điểm đó khác biệt như thế nào. Câu chuyện của họ diễn ra trên những con đường song song, chỉ trùng khớp với nhau trong những thời gian ngắn xen kẽ các chuyến đi. Eleanor đã sử dụng những khoảng thời gian chồng chéo hiếm hoi này để thúc đẩy chồng mình trở nên tự do hơn, tập trung hơn vào nhu cầu trong nước, cấp tiến hơn về các quyền công dân. Bà Eleanor hỗ trợ chương trình nghị sự của Franklin bằng cách khuyến khích ông mạnh dạn hơn và dám thử thách dư luận. Còn ông cũng hỗ trợ bà bằng cách tạo cho bà một nền tảng giúp bà đạt được mục đích và tham vọng của mình.

 Lady Bird Johnson của Julia Sweig (2021). Sau khi nhìn thấy Đệ nhất phu nhân Jackie Kennedy quyến rũ và hiện đại, nhiều người Mỹ coi Lady Bird Johnson (vợ của Tổng thống Lyndon B. Johnson) là một người lạc hậu và lỗi thời. Nhưng Lady Bird đã quen với việc bị đánh giá thấp. Bà đã biến Cánh Đông của Nhà Trắng (nơi làm việc của đệ nhất phu nhân Mỹ) thành một nơi có vai trò lớn hơn, hoạt động chuyên nghiệp, đảm nhận các sáng kiến chính sách và hoạt động xã hội của bà. Lady Bird cũng là một cố vấn đáng tin cậy nhất của chồng. Bằng sự khôn ngoan chính trị của mình, bà đã kiềm chế những cơn bốc đồng tồi tệ nhất của Lyndon B. Johnson. Nhưng những cố gắng của bà chưa được gia đình ghi nhận đúng mức. Nỗ lực nổi tiếng nhất của bà, một chương trình bảo vệ môi trường táo bạo, đơn thuần là sự điểm tô cho nhiệm kỳ của Johnson. Bà nói: “Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho người nhà Lyndon vì đã biến chương trình nghị sự về môi trường của tôi thành một dự án chỉ mang tính làm đẹp môi trường. Nhưng tôi vẫn tiếp tục đóng góp cho chúng vì tôi biết nếu mọi người yêu hoa thì cuối cùng họ sẽ phải quan tâm đến vùng đất đã trồng chúng”. Ảnh: Amazon.

Lady Bird Johnson của Julia Sweig (2021). Sau khi nhìn thấy Đệ nhất phu nhân Jackie Kennedy quyến rũ và hiện đại, nhiều người Mỹ coi Lady Bird Johnson (vợ của Tổng thống Lyndon B. Johnson) là một người lạc hậu và lỗi thời. Nhưng Lady Bird đã quen với việc bị đánh giá thấp. Bà đã biến Cánh Đông của Nhà Trắng (nơi làm việc của đệ nhất phu nhân Mỹ) thành một nơi có vai trò lớn hơn, hoạt động chuyên nghiệp, đảm nhận các sáng kiến chính sách và hoạt động xã hội của bà. Lady Bird cũng là một cố vấn đáng tin cậy nhất của chồng. Bằng sự khôn ngoan chính trị của mình, bà đã kiềm chế những cơn bốc đồng tồi tệ nhất của Lyndon B. Johnson. Nhưng những cố gắng của bà chưa được gia đình ghi nhận đúng mức. Nỗ lực nổi tiếng nhất của bà, một chương trình bảo vệ môi trường táo bạo, đơn thuần là sự điểm tô cho nhiệm kỳ của Johnson. Bà nói: “Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho người nhà Lyndon vì đã biến chương trình nghị sự về môi trường của tôi thành một dự án chỉ mang tính làm đẹp môi trường. Nhưng tôi vẫn tiếp tục đóng góp cho chúng vì tôi biết nếu mọi người yêu hoa thì cuối cùng họ sẽ phải quan tâm đến vùng đất đã trồng chúng”. Ảnh: Amazon.

Minh Hoa

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nam-cuon-sach-hay-ve-cac-de-nhat-phu-nhan-my-post1413157.html