Nâng cao năng lực lãnh đạo, xây dựng huyện Thanh Sơn phát triển nhanh và bền vững

PTĐT - Là huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn, nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Thanh Sơn đã phát huy truyền thống đoàn kết, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo...

Người dân xã Thục Luyện đưa cơ giới vào thu hoạch chè để giảm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế. Ảnh: Nguyên An

Người dân xã Thục Luyện đưa cơ giới vào thu hoạch chè để giảm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế. Ảnh: Nguyên An

PTĐT - Là huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn, nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Thanh Sơn đã phát huy truyền thống đoàn kết, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ với 21/22 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ khóa XXV đề ra. Đây chính là tiền đề quan trọng để Ban Chấp hành Đảng bộ huyện xác định những mục tiêu cao hơn, phấn đấu xây dựng huyện phát triển nhanh và bền vững.
Trong nhiệm kỳ, Huyện ủy Thanh Sơn đã lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực: Kinh tế tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,7%, sản xuất nông- lâm nghiệp, thủy sản theo hướng hàng hóa. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả, việc huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng được tăng cường, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi của huyện. Trong nhiệm kỳ, các chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết Đại hội lần thứ XXV đề ra cơ bản đạt và vượt, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch như tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt hơn 5.800 tỷ đồng (mục tiêu nghị quyết là 4.000 tỷ đồng), thu ngân sách trên địa bàn bình quân tăng 15%, (vượt mục tiêu Nghị quyết)…

Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó tập trung vào phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, an toàn, hiệu quả. Trong 5 năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 7,7% (đạt 100% kế hoạch). Cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ được chuyển đổi theo hướng tăng các loại giống lúa có năng suất, chất lượng cao. Một số vùng chuyên canh như sản xuất lúa, chè, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây gỗ lớn được hình thành. Nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về xây dựng nông thôn mới có chuyển biến tích cực. Đến nay, huyện có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới (vượt 1 xã so với mục tiêu Nghị quyết), 7 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, các xã còn lại đạt từ 10-14 tiêu chí.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, kinh tế - xã hội huyện Thanh Sơn ngày càng phát triển, diện mạo huyện miền núi không ngừng khởi sắc.- Một góc thị trấn Thanh Sơn hôm nay. Ảnh: Út Mười

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, kinh tế - xã hội huyện Thanh Sơn ngày càng phát triển, diện mạo huyện miền núi không ngừng khởi sắc.- Một góc thị trấn Thanh Sơn hôm nay. Ảnh: Út Mười

Có lợi thế về diện tích đất lâm nghiệp, trong nhiệm kỳ 2015-2020, huyện Thanh Sơn đã lựa chọn phát triển công nghiệp chế biến nông- lâm sản gắn với đầu tư phát triển vùng nguyên liệu là một trong hai khâu đột phá đồng thời ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển CN-TTCN trên cơ sở gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu, nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh để mở rộng thị trường xuất khẩu; gắn kết chặt chẽ về lợi ích giữa công nghiệp chế biến và người sản xuất nguyên liệu. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành CN-TTCN đạt 9,31% (tăng 1,74% so với nhiệm kỳ trước), riêng tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến nông-lâm sản đạt 14,5%. Toàn huyện có 1.249 cơ sở sản xuất CN-TTCN, thu hút, tạo việc làm thường xuyên và thời vụ cho gần 10.000 lao động.Xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển mạnh, góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa. Nhiều công trình, dự án quan trọng được triển khai thực hiện với tổng số vốn đầu tư 540 tỷ đồng. Hệ thống đường giao thông, nhất là giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp, làm mới; các tuyến đường trục xã, liên xã, liên thôn được bê tông hóa. Lĩnh vực văn hóa-xã hội trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh” đã trở thành phong trào rộng khắp với 86,3% khu dân cư đạt danh hiệu văn hóa, 89% gia đình đạt danh hiệu văn hóa. Giáo dục đào tạo tiếp tục được đổi mới và phát triển, chất lượng giáo dục toàn diện, giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp được nâng lên, chất lượng phổ cập giáo dục, xây dựng trường chuẩn được nâng cao với tỷ lệ đạt chuẩn 85,7%. Công tác y tế, dân số có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ người tham gia BHYT đạt 93,56%. Công tác dạy nghề, giải quyết việc làm được chú trọng; tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm 2,48%, vượt mục tiêu nghị quyết.Công tác quốc phòng, an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ huyện vững mạnh. công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hàng năm đảm bảo đủ chỉ tiêu, chất lượng ngày càng nâng lên. Quá trình lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015- 2020, Huyện ủy Thanh Sơn xác định phải đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng, giữ gìn mối đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Các cấp ủy đảng từ huyện đến cơ sở thường xuyên, kịp thời nắm bắt, định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân. Coi trọng và thực hiện tốt công tác giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Gắn việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị đồng thời xác định nội dung khâu đột phá: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị. Thực hiện tốt đạo đức công vụ; xây dựng hình ảnh người cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tận tụy, liêm khiết, gần dân, trọng dân, hết lòng phục vụ nhân dân đưa nội dung học tập các chuyên đề vào sinh hoạt chi bộ hàng tháng, tổ chức tuyên truyền dưới nhiều hình thức kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát. Công tác bồi dưỡng, kết nạp đảng viên được coi trọng, trong nhiệm kỳ đã kết nạp được 1.105 đảng viên, duy trì 100% khu dân cư có chi bộ độc lập.Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025 được xác định là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Thanh Sơn, nhằm đánh giá khách quan, đúng mức những kết quả đạt được; xác định tầm nhìn, lựa chọn hướng đi, khâu đột phá, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp đúng đắn, phù hợp trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của huyện với quyết tâm chính trị to lớn, đó là: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, hoạt động của MTTQ và các tổ chức đoàn thể. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Huyện xác định: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để thu hút nguồn lực cho phát triển, trọng tâm là phát triển kết cấu hạ tầng và các ngành lĩnh vực, địa bàn có tiềm năng lợi thế để phấn đấu xây dựng quê hương Thanh Sơn ngày càng giàu mạnh.Nguyễn Văn MạnhTỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy,Chủ tịch HĐND huyện Thanh Sơn

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/chinh-tri/xay-dung-dang/202007/nang-cao-nang-luc-lanh-dao-xay-dung-huyen-thanh-son-phat-trien-nhanh-va-ben-vung-171987