NASA thử nghiệm thành công phi cơ siêu thanh cực êm X-59

NASA đã thử nghiệm thành công Siêu phi X-59 tại Nhật Bản. Mặc dù bay với tốc độ Mach 1.4 nhưng nó chỉ phát ra âm thanh rất nhỏ khi vượt qua bức tường âm thanh.

NASA và JAXA đã thử nghiệm một mô hình X-59 qua đường hầm gió Mach 1.4, thu thập bằng chứng cho thấy mũi kim và đôi cánh được thiết kế riêng của nó có thể phân tán sóng xung kích thành tiếng "thump" rất nhỏ.

Thử nghiệm này đã xác thực các dự đoán của máy tính, tạo tiền đề cho chuyến bay đầu tiên của máy bay phản lực hoàn chỉnh và sứ mệnh lại các quy tắc di chuyển siêu thanh mà không gây xáo trộn bên dưới mặt đất.

 Mô hình máy bay siêu thanh X-59 của NASA đã thử nghiệm thành công. Ảnh: NASA

Mô hình máy bay siêu thanh X-59 của NASA đã thử nghiệm thành công. Ảnh: NASA

Mốc quan trọng trong khử ồn siêu thanh

NASA và Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã đặt một phiên bản thu nhỏ của máy bay phản lực thử nghiệm X-59 vào bên trong đường hầm gió siêu thanh ở Chofu, Nhật Bản.

Thử nghiệm này nhằm đo lượng tiếng ồn có thể truyền đến người nghe trên mặt đất. Thí nghiệm này đánh dấu bước tiến quan trọng đối với X-59 độc nhất vô nhị của NASA, nhằm phá vỡ rào cản âm thanh mà không tạo ra tiếng nổ siêu thanh chói tai thường thấy ở các chuyến bay siêu thanh.

Vì âm thanh truyền đến mặt đất có liên quan đến áp suất của máy bay nên việc kiểm soát sóng xung kích siêu thanh là điều cực kỳ cần thiết.

Chiếc X-59 cỡ lớn có chiều dài 30,4 m với sải cánh dài hơn 9m feet, nhưng đường hầm giớ của JAXA thì hẹp hơn rất nhiều. Để lắp vừa đường hầm, các kỹ sư đã chế tạo một mô hình thu nhỏ của máy bay. Mô hình này tiếp xúc với luồng không khí phù hợp với tốc độ bay dự kiến của máy bay phản lực là Mach 1,4 (khoảng 1.500 km/h).

 Mô hình thu nhỏ của Siêu phi cơ X-59 bên trong đường hầm gió của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản. Ảnh: JAXA

Mô hình thu nhỏ của Siêu phi cơ X-59 bên trong đường hầm gió của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản. Ảnh: JAXA

Dữ liệu từ các thử nghiệm này cho phép các nhà nghiên cứu của NASA so sánh kết quả thực tế với dự đoán về động lực học, lập bản đồ về cách luồng không khí sẽ lưu thông xung quanh máy bay. Các thiết kế này được siêu máy tính đưa ra và dự đoán là có thể triệt tiêu sóng xung kích.

Sự kiện này đánh dấu vòng thử nghiệm đường hầm gió thứ ba dành cho mẫu X-59, sau cuộc thử nghiệm trước đó tại JAXA và tại Trung tâm nghiên cứu Glenn của NASA ở Ohio.

Dữ liệu sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu được mức độ tiếng ồn do sóng xung kích mà X-59 tạo ra ở tốc độ siêu thanh. Sóng xung kích từ máy bay siêu thanh truyền thống thường hòa vào nhau, tạo ra tiếng nổ siêu thanh lớn. Thiết kế độc đáo của X-59 giúp ngăn sóng xung kích hòa vào nhau, tạo ra tiếng nổ siêu thanh nhỏ hơn rất nhiều.

Máy bay X-59 được chế tạo tại Palmdale, California tại nhà thầu Lockheed Martin Skunk Works và đang trải qua các cuộc thử nghiệm mặt đất cuối cùng trước khi thực hiện chuyến bay đầu tiên mang tính lịch sử trong năm nay.

Sứ mệnh Questst của NASA nhằm mục đích góp phần thay đổi tương lai của du hành siêu thanh yên tĩnh bằng máy bay X-59. Máy bay thử nghiệm này cho phép nhóm Questst thu thập phản hồi của công chúng về mức âm thanh chấp nhận được cho các chuyến bay siêu thanh.

Thông qua quá trình phát triển X-59 của Questst, NASA sẽ cung cấp các công cụ thiết kế và công nghệ cho máy bay chở khách siêu thanh yên tĩnh, có thể đạt được tốc độ cao mà các nhà khai thác thương mại mong muốn mà không gây phiền nhiễu cho những người trên mặt đất.

Siêu phi cơ X-59 của NASA hứa hẹn thay đổi ngành vận tải du lịch siêu thanh.

Tuệ Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/nasa-thu-nghiem-thanh-cong-phi-co-sieu-thanh-cuc-em-x-59-post1554806.html